Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bệnh mỡ máu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao

Bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ đang rất phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Vậy, bệnh mỡ máu là gì, làm sao để sớm phát hiện bệnh và điều trị như thế nào?

Bệnh mỡ máu là gì?

Máu nhiễm mỡ hay mỡ máu còn được gọi với tên gọi khác là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao.

Bình thường trong máu có tỉ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid... Nếu các chỉ số này vượt mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao.  

  Bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cực nghiêm trọng cho sức khỏe con người, thậm chí biến chứng của bệnh còn có thể gây tử vong. Ảnh minh họa

Bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cực nghiêm trọng cho sức khỏe con người, thậm chí biến chứng của bệnh còn có thể gây tử vong. Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo máu nhiễm mỡ 

- Trên da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, da, lương, ngực…to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.

- Khi bệnh phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp,…cơ thể phì mập, xét nghiệm máu các bác sĩ chỉ cho biết mỡ máu tăng hơn mức bình thường. 

Nguyên nhân mỡ máu

- Tiền sử gia đình

Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc chứng cholesterol cao đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này hơn người khác. Vì thế hãy kiểm soát chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý hơn để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

- Tuổi tác và giới tính

Đối với những người từ 20 tuổi trở lên nồng độ cholesterol trong cơ thể cũng bắt đầu tăng lên. Đối với nam giới, nồng độ cholesterol thường cao hơn nữ giới, đặc biệt là sau 50 tuổi.

Điểm mặt các nguyên nhân gây tăng mỡ máu - Ảnh 1.Bệnh tăng mỡ máu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe như các bệnh lý về tim mạch, huyết áp,...

Ở phụ nữ, nồng độ cholesterol được khá thấp cho đến khi mãn kinh, sau đó họ tăng lên đến mức độ tương tự như ở nam giới.

- Cân nặng

Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu vì cơ thể của bạn lưu trữ thêm calo, không những vậy cân nặng quá lớn cũng có thể làm tăng triglyceride và giảm HDL.

- Chế độ ăn uống

Ăn quá nhiều chất béo bão hòa (thường được tìm thấy trong bữa ăn sáng) cũng có thể sẽ làm tăng tượng cholesterol trong máu.

Chất béo này có nhiều trong các loại thịt động vật như: thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sữa, trứng, bơ, và pho mát có các chứa chất béo bão hòa.

Thực phẩm đóng gói có chứa dầu dừa, dầu cọ hoặc bơ ca cao cũng có thể có rất nhiều chất béo bão hòa.

Bên cạnh đó, thường xuyên ăn bơ thực vật, các loại bánh ngọt, bánh quy giòn, hoặc khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ khác cũng là một trong những nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao.

  Lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp

Lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp

- Chế độ sinh hoạt

PGS. TS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh - BV Thu Cúc cho biết: "Những người thường lười vận động cũng có nguy cơ có cholesterol cao hơn so với những người thường xuyên tập luyện.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân dẫn tới rất nhiều loại bệnh và nó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim và khiến mỡ máu tăng cao."

Cách hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ 

+  Đối với bệnh máu nhiễm mỡ bạn cần đi kiểm tra và theo dõi định kì từ 3-6 tháng một lần, hoặc mỗi năm tùy theo sự hướng dẫn của .

+ Kiểm soát cân nặng hàng tháng nếu đã thấy có dấu hiệu thừa cân thì cần xem xét lại chế độ ăn uống và vận động để làm giảm bớt lượng cân thừa.

+ Chế độ vận động: Chọn một môn thể thao yêu thích và phù hợp đối với sức khỏe của bạn và tập luyện thường xuyên. Nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thời gian tập luyện có thể tăng dần theo tuỳ theo khả năng của bạn.

+ Bạn có thể phải cần dùng thêm thuốc nếu đã áp dụng những phương pháp ăn uống, tập luyện… mà lượng mỡ trong máu vẫn còn cao.

+ Ngoài ra, luôn giữ lượng mỡ trong máu ở mức độ tối ưu nhất nếu bạn đang mắc những bệnh như đái tháo đường, suy thận mãn tính, thiếu máu cơ tim… đi kèm theo

+ Thời gian sử dụng thuốc đối với người bị bệnh máu mỡ tùy thuộc vào bạn việc có đang mắc thêm căn bệnh nào khác không hoặc các chỉ số của bạn đang là bao nhiêu, liệu trình thông thường sẽ từ 4-8 tuần đối với người mỡ máu cao và không mắc thêm bệnh nào khác, hoặc là 3-6 tháng hay từ 6 tháng đến 1 năm đối với người mắc cùng lúc nhiều bệnh khác nhau.

+ Loại bỏ các thói quen xấu hàng ngày làm bệnh mỡ máu cao trầm trọng như sử dụng quá nhiều thuốc lá, bia, rượu các chất có chứa nồng độ cồn cao bởi những khi sử dụng chúng sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu.

Câu hỏi thường gặp về bệnh máu nhiễm mỡ 

Mỡ máu bao nhiêu là cao?

Trong máu có 2 dạng chất béo: cholesterol và triglyceride. Cholesterol thường được hấp thụ từ các loại thực phẩm như: trứng, sữa, thịt mỡ, lòng động vật, tôm, …

Cụ thể hơn, trong cholesterol có 2 chất cơ bản là HDL-C và LDL-C. HDL-C có công dụng tích cực, hỗ trợ tốt cho cơ thể, còn LDL-C thì ngược lại.

Lượng cholesterol trong máu nên được giữ dưới mức 5,2mmol/l, LDL-C dưới 3,4mmol/l và triglyceride dưới 2,26mmol/l.

Đây là những thông số cơ bản cần phải biết để quá trình điều trị có tiến triển tốt khi chúng ta mắc phải bệnh mỡ máu. 

Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cao?   

1. Nhóm đối tượng thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cao ( rối loạn mỡ máu).

2. Nhóm đối tượng mắc các bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, bệnh gan mãn: Ở nhóm này, việc điều trị tích cực, kiểm soát tốt các triệu chứng và biến chứng có tác động tốt đến sự rối loạn mỡ máu.

3. Nhóm đối tượng bị bệnh mãn tính sử dụng thuốc điều trị lâu dài không đúng cách:Một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, thuốc tránh thai lâu dài, nghiện rượu,...

Mỡ máu cao ăn gì và kiêng gì?

Mỡ máu cao nên gì

Thực phẩm tự nhiên làm giảm triglyceride máu:

- Cá hồi: Các cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ và cá tuyết có axit béo omega-3 là một thực phẩm tốt nhất làm giảm triglyceride và cholesterol. Bổ sung dầu cá cũng có thể được sử dụng.

- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Có thể bao gồm bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lức chứa nhiều carbohydrate và chất xơ phức tạp. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp một số chất đạm và thường có ít chất béo bão hòa, cholesterol và tổng lượng chất béo.

- Đậu khô và đậu Hà Lan: là nguồn thực vật tốt và giàu chất xơ. Có thể dùng thay thế cho thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol.

- Hạt lanh: Có nhiều axit béo omega-3, chỉ dùng 2 muỗng canh hạt lanh chứa gần 133 % nhu cầu hàng ngày của omega-3. Hạt lanh được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để giảm triglyceride.

- Dầu ôliu: Có lượng triglyceride thấp có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) và giúp duy trì HDL cholesterol (cholesterol tốt). Tuy nhiên, dầu ôliu được coi là có hàm lượng calo cao, vì vậy không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh mỗi ngày.

- Lòng trắng trứng gà: Lòng trắng trứng gà không chứa cholesterol và có thể ăn thường xuyên. Nhưng lòng đỏ một quả trứng có thể chứa 215mg cholesterol, vì vậy hạn chế dùng lòng đỏ trứng. 

  Người mỡ máu cao nên giảm 70 – 80% chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ảnh minh họa

Người mỡ máu cao nên giảm 70 – 80% chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ảnh minh họa

Bị mỡ máu cao nên kiêng gì?

Bên cạnh vấn đề mỡ máu cao nên ăn gì, người bệnh cũng cần phải chú ý kiêng một số thực phẩm. Đó đều là các loại đồ ăn, thức uống khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Chế độ ăn cho người mỡ máu cao nên giảm 70 – 80% chất béo. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh phải kiêng các loại đồ ăn giàu cholesterol như:

Mỡ và nội tạng động vật: Mỡ lợn, mỡ gà, mỡ bò.Đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, mỳ gói, thực phẩm đóng hộp.Kem sữa bò, các loại sữa chưa tách béo, phomat.Không dùng dầu dừa, dầu cọ…

Ngoài ra, người bị mỡ máu nên hạn chế sử dụng đồ ngọt, không uống rượu, bia, chất kích thích, nước có ga… 

Những người bị máu nhiễm mỡ cần ăn kiêng như thế nào?

Người bệnh cần tuyệt đối kiêng nội tạng động vật, tuy có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nội tạng động vật chứa cholesterol cao hơn gấp nhiều lần so với thịt nạc chủ yếu là chất béo bão hòa, muối vô cơ và chất đạm.

Đây là thực phẩm rất nguy hiểm cho người mỡ máu cao vì vậy cần loại bỏ càng sớm càng tốt.

Nên hạn chế sử dụng những thực phẩm như bánh nướng, khoai tây rán, mì tôm... do chứa nhiều hàm lượng cholesterol gây nguy cơ xơ vữa động mạch tích tụ chất béo trên động mạch.

Các loại đồ uống có gas, nước ngọt... làm tăng lượng calo dư thừa lên 2% trọng lượng cơ thể và 27% mỡ thừa bao quanh gan.

Theo đó, rượu bia và các chất kích thích là những thức uống cần loại bỏ.

Chăm chỉ luyện tập thể thao, tập gym 30 phút mỗi ngày sau giờ làm việc để tinh thần thoải mái và xóa bỏ căng thẳng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao, tốt cho sức khỏe. 

WHO ước tính, mỡ máu cao có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 28 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu (chiếm hơn 50% ca tử vong).

Bệnh mỡ máu có thể xảy ra với bất cứ ai và là bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh chỉ có thể điều trị duy trì chỉ số an toàn, nhằm tránh các biến chứng do bệnh mỡ máu gây ra như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ, suy tim...

Vì vậy, những người có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nên làm xét nghiệm tầm soát bệnh 6 tháng một lần và người bình thường định kỳ một lần mỗi năm

Oải Hương (t/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO