Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bị bó bột bao lâu thì khỏi, bị bó bột nhất định phải nhớ những điều này

Bên cạnh phẫu thuật thì bó bột được xem là phương pháp đơn giản mà hữu hiệu nhất trong việc điều trị tình trạng gãy xương. Vậy bó bột có tốt không và bị bó bột bao lâu thì khỏi? Hãy cùng Gia đình mới tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bó bột là gì?

Bó bột là một trong những phương pháp giúp điều trị gãy xương rất hiệu quả. Tùy vào vị trí gãy xương mà quá trình điều trị sẽ hoàn toàn khác nhau. Thay vì phẫu thuật, bó bột sẽ giúp bệnh nhân vận động được các khớp sớm hơn, gây ra ít phiền toái hơn. Việc lựa chọn điều trị gãy xương bằng bó bột sẽ giúp đem lại nhiều hiệu quả vượt trội bởi bó bột sẽ cố định để phần bị thương bất động chóng lành và liền đúng vị trí. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra không ít ảnh hưởng liên quan đến hệ vận động khiến cho các khớp và cơ yếu đi. 

Bị bó bột bao lâu thì khỏi?

Như đã chia sẻ trước đó, để biết được bị bó bột bao lâu thì khỏi phụ thuộc nhiều vào vị trí cũng như tình trạng của vết thương. Ở bài viết này, Gia đình mới sẽ đề cập đến bó bột trong trường hợp gãy xương cổ tay thì bó bột sẽ mất bao lâu.

Theo các chuyên gia, quá trình điều trị để liền xương do gãy xương tay phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan. Nếu xương gãy hở thì quá trình liền sẽ thường chậm hơn là gãy kín hay gãy phức tạp thường sẽ chậm liền hơn gãy cành tươi, và tất nhiên người cao tuổi gãy xương sẽ lâu lành hơn là người trẻ tuổi.

Thông thường, nếu bị gãy xương tay và phải bó bột thì thời gian để xương lành thường kéo dài từ 3 - 4 tuần tùy vào cơ địa của bệnh nhân. Nếu muốn xương liền vĩnh viễn thì kéo dài khoảng từ 1 cho đến vài năm. Quá trình bó bột, người bệnh phải theo dõi và quan sát thường xuyên các triệu chứng để từ đó kịp thời đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả.

bi-bo-bot-bao-lau-thi-khoi

Bị bó bột thường mất khoảng 3 - 4 tuần thậm chí là lâu hơn tùy vào cơ địa của mỗi người

Một số lưu ý sau khi bị bó bột

- Người bó bột thường xuyên kiểm tra xem bột còn chặt không có bị lỏng hay gãy ở đâu không bởi thực tế nếu bột không chặt sẽ khiến khu vực xương gãy dễ bị lệch đi.

- Trong trường hợp xuất hiện tình trạng bột chèn ép hoặc dị ứng bột, vết thương có mùi hôi thì nên đến bác sĩ ngay để thăm khám và có phương án điều trị thích hợp.

- Người bị bó bột tuyệt đối không đi lại quá nhiều vì trong khi di chuyển dễ bị ngã làm ảnh hưởng không nhỏ đến vết thương. Nếu không may bị ngã, hãy đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ chụp X-quang xác định vùng gãy có bị lệch không và mức độ lệch ra sao.

Khi bị gãy chân bó bột nên ăn gì?

Người bị gãy chân, bó bột nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều magie, canxi, kẽm, phostopho, Vitamin B6 và B12... 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý tránh ăn các loại thực phẩm có ảnh hưởng không tốt đến quá trình tái tạo của tổ chức xương như: Rượu - đồ uống gây rối loạn hoạt động tế bào xương đồng thời khiến cho xương bị thoái hóa nhanh hơn. Caffein - chất làm giảm thiểu lượng canxi có trong cơ thể.

Người bị gãy xương phải bó bột nên hạn chế ăn đồ mỡ bởi đây cũng là chất làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể người bệnh.

Xem thêm:

H.G/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO