Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Viết thư UPU lần thứ 47 về biến đổi khí hậu dễ đạt giải nhất

Bài tham khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 về biến đổi khí hậu dễ đạt giải nhất. Đề bài: "Hãy tưởng tượng em là một bức thư có khả năng du hành vượt thời gian, khi đó thông điệp nào mà em muốn truyền tải đến người đọc".

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 đề bài về biến đổi khí hậu 

Viết thư UPU là cuộc thi được tổ chức thường niên dành cho các bạn học sinh bậc THCS. Với mong muốn mang đến cho các em nhỏ một sân chơi nơi được thỏa sức sáng tạo, được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình trước các vấn đề của xã hội.

Trong cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 này, đề bài được đưa ra như sau: "Hãy tưởng tượng em là một bức thư có khả năng du hành vượt thời gian, khi đó thông điệp nào mà em muốn truyền tải đến người đọc".

Bài mẫu cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 47 về biến đổi khí hậu dễ đạt giải nhất

Để giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và triển khai đề tài sau đây Gia đình mới sẽ chia sẻ một bài mẫu cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 47 về biến đổi khí hậu dễ đạt giải nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

viet-thu-upu-lan-thu-47-ve-bien-doi-khi-hau-de-dat-giai-nhat

Biến đổi khí hậu là một trong những đề tài thú vị cho cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47

Xin chào con người, những người đang sống ở thế kỷ 21!

Ta là nữ thần của sự cấp bách và cần thiết - Ananke. Ta đang truyền đi thông điệp từ những năm 3000 của hành tinh này có nghĩa là rất rất lâu về sau này.

Như chúng ta đã biết, bề mặt trái đất của chúng ta có khoảng 335 triệu km2 là nước, chúng đóng một vai trò cơ bản trong giải quyết những thách thức từ chính sách xóa đói giảm nghèo cũng như cung cấp nguồn năng lượng xanh để hỗ trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của toàn nhân loại.

Con người đôi khi vô tình bỏ qua tầm quan trọng của nguồn nước mà dùng nó một cách hoang phí. Trong khi đó các nhà khoa học đã rất nhiều lần khuyến cáo về điều này. Có thể bạn chưa biết, biển và đại dương không chỉ cung cấp tài nguyên thiên nhiên, nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng tỷ người đang sinh sống trên hành tinh này đồng thời mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn. Và tất nhiên, một khi nguồn năng lượng tự nhiên này bị xâm hại thì sức khỏe của con người cũng vì thế mà bị hủy hoại nhanh chóng, dịch bệnh sẽ ngày một nhiều hơn và chỉ trong một khoảng thời gian nữa thôi thì loài người đứng trước nguy cơ diệt vong.

Không chỉ có thế, sức ép của gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh chóng sẽ làm cho khí hậu trên trái đất bị biến đổi mà nguyên nhân chính là cách khai thác tài nguyên bừa bãi, không bảo vệ nguồn tài nguyên biển, hải đảo làm đe dọa đến sự an toàn của môi trường biển.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO) có khoảng 70% loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác một cách bừa bãi, quá mức. Thậm chí, riêng loài cá Bơn và cá Tuyết chỉ sống ở Đại Tây Dương đã biến mất hoàn toàn, điều này khiến cho hàng ngàn người dân Mỹ mất đi việc làm. Bên cạnh đó, loài cá Thu, cá Mập, cá Mũi kiếm, cá Biển mõm dài đang giảm khoảng 60 - 90% sản lượng trong suốt 20 năm qua. 

Một khảo sát khác đã chỉ ra, mỗi năm trên thế giới có khoảng 27 triệu tấn cá, động vật biển, cá mập, rùa biển, hải âu bị bắt bừa bãi, nguy hiểm hơn là xác của chúng đã bị ném ra ngoài đại dương gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Nếu tình hình này vẫn tiếp diễn thì lượng hải sản sẽ giảm nghiêm trọng. 

Trong tương lai, sản lượng hải sản sẽ suy giảm vì một số nguyên nhân như: Con người xâm lấn khiến diện tích cư trú cũng như môi trường sinh sản của nhiều loài hải sản bị thu hẹp. Bên cạnh đó, việc xây đập, ngăn sông, phá rừng cũng làm thay đổi độ mặn và nghẽn bùn ở vùng ven biển. Điều đáng nói hơn chính là có khoảng 90% sản phẩm hóa chất, rác cùng các chất thải khác bị ném xuống đại dương dạt vào bờ sau đó, rác thải này sẽ đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và các hệ sinh thái khác tác động mạnh mẽ tới môi trường biển.

Rất nhiều cửa sông, vùng nước cạn chịu ô nhiễm nặng nề do rác thải từ các khu công nghiệp, thành phố lớn, do khai thác dầu khí vận chuyển hay bốc chuyển dầu, khai thác cát, san hô bừa bãi...

Tất nhiên, khi khí hậu biến đổi con người chính là đối tượng phải gánh chịu hậu quả, hàng trăm hệ lụy từ biến đổi khí hậu, hủy diệt hệ sinh thái ...

Mặc dù nhìn thấy rất rõ những hệ lụy kéo theo thế nhưng không phải ai cũng có ý thức bảo vệ cuộc sống của chính mình. Đây là lí do ta phải gửi đi lá thư từ những năm 3000 về với người dân đang sống ở thế kỷ 21 này. Đừng vì lòng tham trước mắt mà hủy hoại đi cuộc sống của mình và những người xung quanh.

Ta mong rằng, mọi người hãy ghi nhớ những gì ta vừa cảnh báo đồng thời truyền đi thông điệp này đến tất cả hành tinh vì một tương lai hạnh phúc ngập tràn tiếng cười.

Thân ái!

Nữ thần Ananke

Xem thêm bài mẫu viết thư upu lần thứ 47 trẻ em được nhiều người thích tại đây.

Lan Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO