Báo Điện tử Gia đình Mới

Cảnh báo về cá hồi nuôi trong hồ nước bị ô nhiễm nặng bởi kháng sinh, thuốc trừ sâu

Những con cá bị nhiễm độc, thay vì bị tiêu hủy, vẫn được thu hoạch và có thể được bày lên bàn ăn trong dịp Noel năm 2016.

Cá hồi nuôi trong trang trại của công ty Scottish Salmon (Scotland) bị phát hiện có dư lượng hóa chất cao

Cá hồi nuôi trong trang trại của công ty Scottish Salmon (Scotland) bị phát hiện có dư lượng hóa chất cao

Những con cá hồi nhiễm độc không bị tiêu hủy

Năm 2016, rận biển đã giết chết hàng nghìn tấn cá nuôi, do gây ra tổn thương da hoặc nhiễm trùng. Dịch bệnh này khiến cho Scotland tiêu tốn tới 300 ngàn bảng Anh để kiểm soát.

Scotland là một trong những nước bị lây lan dịch bệnh này trầm trọng nhất trên thế giới. Vài tuần trước đây, dịch bệnh này đã lan ra toàn cầu và khó đối phó hơn nhiều so với dự đoán ban đầu.

Lượng cá hồi của Nauy sụt 60.000 tấn so với dự đoán do rận biển, và Canada cũng như nhiều nước khác cũng gặp tình trạng tồi tệ như vậy. Ước tính, các công ty trên toàn cầu phải sử dụng hơn 1 tỷ bảng Anh/năm để xóa bỏ nạn rận biển, cũng như những virus và dịch bệnh chúng gây ra.

Đầu năm 2017, chính sách yêu cầu tự do thông tin (FoI – freedom of information) của chính phủ Scotland đã phơi bầy việc 45 hồ nuôi đã bị ô nhiễm nặng bởi kháng sinh, thuốc trừ sâu sử dụng vào việc kiểm soát rận biển.

Sự cố trên đã xảy ra ở 2 hồ nuôi vận hành bởi công ty Scottish Salmon, nơi vẫn quảng cáo là đang bán ‘loại cá hồi nuôi trong hồ tốt nhất Scotland’.

Cá hồi được nuôi ở công ty này được phát hiện có chứa dư lượng emamectin benzoate ở mức cao. Chất này được dùng để tiêu diệt rận biển sống ký sinh trên cá hồi.  

Những con cá bị nhiễm độc, thay vì bị tiêu hủy, vẫn được thu hoạch vào tháng 11/2016. Có thể chúng đã xuất hiện trên nhiều bàn ăn vào Giáng sinh năm đó.

Công ty Scottish Salmo đã từ chối cung cấp thông tin cụ thể về vấn đề này.

Hóa chất emamectin benzoate được sử dụng để tiêu diệt rận biển, đồng thời cũng xuất hiện trong nhiều loại thuốc trừ sâu.

Chất này là một nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ con người vì nó gây hại cho xung thần kinh trong cơ thể.

Chính phủ Scotland khẳng định là do cá hồi được khai thác vào tháng 11/2016, trong khi sự cố xảy ra vào tháng 2/2016, nên bất kỳ dư lượng nào sẽ giảm xuống dưới mức an toàn cho phép.

Các nhà vận động chống lại Nuôi trồng công nghiệp cá hồi cho rằng hóa chất này cũng có hại cho sinh vật biển khác, như tôm hùm.

Cá hồi là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ tư của Anh trong lĩnh vực lương thực và đồ uống, sau whisky, bia và sôcôla với doanh thu ở nước ngoài gần 600 triệu bảng mỗi năm.

Rận biển (trong hình tròn) là loài ký sinh trùng gây ra nhiều vấn đề cho ngành công nghiệp nuôi cá hồi trên toàn cầu

Rận biển (trong hình tròn) là loài ký sinh trùng gây ra nhiều vấn đề cho ngành công nghiệp nuôi cá hồi trên toàn cầu

Những sự thật về thịt cá hồi

  • Cá hồi là loài hải sản được bán nhiều nhất tại Anh.

Sản phẩm này được sản xuất bởi 6 công ty lớn của Nauy. Có khoảng 250 trang trại nuôi cá hồi ở vùng bờ biển Scotland cũng như ở các đảo của Scotland.

  • Cá hồi nuôi được cho ăn dầu cá, các loại cá nhỏ hơn, mỡ gà, đậu nành và một số loại men sản xuất theo công nghệ biến đổi gen.
  • Cá hồi tự nhiên có màu đỏ hồng do ăn tôm hùm, tôm. Trong khi đó thịt của cá hồi nuôi là màu xám, do các thức ăn của nó tiêu thụ chủ yếu là thức ăn công nghiệp.
  • Cá là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh, và cá hồi là một nguồn axit béo Omega-3 có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Cả cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên đều chứa thủy ngân, nhưng chất này thường ở mức thấp, không gây hại cho sức khỏe.
  • Do trong quá trình nuôi dưỡng cá hồi có thể bị nhiễm rận biển cũng như nhiều loại ký sinh trùng khác, các hồ nuôi cá hồi thường đầy ắp hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh. Điều này gây ra lo ngại tình trạng dư lượng hóa chất, thuốc kháng sinh ở cá có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng (do tích tụ các hợp chất trong chuỗi thức ăn).
  • Điều đáng lo ngại là bất chấp phong trào biểu tình chống lại việc các trang trại nuôi cá hồi gây ô nhiễm môi trường và lạm dụng thuốc kháng sinh, các trang trại này vẫn tiếp tục mở rộng và dùng hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh để nuôi cá hồi với năng suất cao hơn.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO