Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị thận mạn tính

Bình luận

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cho bệnh nhân thận mạn tính bảo tồn được chức năng thận, giảm tình trạng suy dinh dưỡng và hạn chế biến chứng của bệnh.

  Dinh dưỡng đúng cách giúp bệnh nhân thận mạn tính bảo tồn được chức năng thận, giảm tình trạng suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng đúng cách giúp bệnh nhân thận mạn tính bảo tồn được chức năng thận, giảm tình trạng suy dinh dưỡng

Các chuyên gia y tế thường khuyến cáo người mắc bệnh thận mạn cần phải chú ý tới vấn đề ăn uống, dinh dưỡng. Bởi dinh dưỡng là yếu tố then chốt để quyết định chiến đấu tiếp hay dừng bước trước cuộc chiến chống lại biến chứng của bệnh thận mạn.

BSCK1 Ngô Đồng Dũng, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân thận mạn do: Ăn vào không đủ (chán ăn, nôn ói, kiêng khem, hạn chế quá nhiều protein...); do rối loạn chuyển hóa, toan chuyển hóa, nhiễm độc urê; hội chứng viêm; rối loạn hormon như tăng cortisol; giảm hoạt tính insulin; giảm erythropoietin; bệnh đường tiêu hóa…

Bệnh nhân thận mạn thường được khuyên giảm đạm trong chế độ ăn. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh, chế độ ăn giảm đạm của mỗi đối tượng cũng sẽ khác nhau. Bệnh nhân bị suy thận nặng, phải tiến hành lọc máu mới thực hiện chế độ ăn giảm đạm. Còn đối với những bệnh nhân bị suy thận nhẹ, cần tăng lượng đạm nhiều hơn so với những người bình thường.

Việc ăn giảm đạm trong khẩu phần dinh dưỡng của bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính có tác dụng: Bảo tồn chức năng thận, làm chậm diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối; Cải thiện hội chứng ure huyết cao; Cải thiện tình trạng đề kháng insulin, toan chuyển hóa và stress oxy hóa; Phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng; Giảm được lượng phospho trong huyết thanh; Giảm tỷ lệ tử vong.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị thận mạn tính 1

Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân thận mạn tính rất quan trọng, chính vì vậy, các bác sĩ khoa Nội thận - miễn dịch ghép, Bệnh viện Nhân dân 115 khuyến cáo cần phải nắm rõ và thực hiện những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản để bảo tồn chức năng của thận đồng thời hạn chế những nguy cơ biến chứng của bệnh có thể xảy ra.

Trong đó, nguyên tắc cơ bản khi chuẩn bị bữa ăn gồm:

- Tăng đậm độ năng lượng từ nguồn béo, carbonhydrate

- Tăng lượng thực phẩm chứa đạm có giá trị sinh học cao

- Giảm lượng đạm từ ngũ cốc

- Thải bớt natri, kali, phospho khi chế biến. 

Khi nấu nướng các món ăn cho người bị bệnh thận mạn tính cần tăng đậm độ năng lượng bằng cách luộc, kho, xào chiên thực phẩm; Thải bớt kali, phospho khi chế biến thực phẩm bằng cách cắt nhỏ, ngâm nước, nấu hai ba lần bỏ nước, chỉ ăn xác.

Ngoài ra, người bị bệnh thận mạn tính cũng cần tránh một số thực phẩm như:

- Thuốc lá: cần ngưng hút thuốc lá.

- Thói quen ăn mặn, không dùng thêm nước chấm mặn trong bữa ăn

- Các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối, bột nêm: giò chả, xúc xích, thịt hộp, chà bông, dưa muối chua, mì gói,…

- Các chất béo bão hòa và cholesterol: tránh bệnh tim mạch.

- Các chất có cafein gây kích thích thần kinh như trà đặc, cà phê.

- Tăng cân quá nhiều giữa 2 lần chạy thận nhân tạo.

Bạn đang xem bài viết Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị thận mạn tính tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
M.Hân