Báo Điện tử Gia đình Mới

Chóng mặt là bệnh gì, nguyên nhân gây chóng mặt và cách điều trị

Chóng mặt là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy chóng mặt là bệnh gì và khi nào nên đi khám?

 

  Chóng mặt là bệnh gì và khi nào nên đi khám?

Chóng mặt là bệnh gì và khi nào nên đi khám?

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác choáng váng và thấy mọi thứ xung quanh quay cuồng. Chóng mặt (thường kèm nhức đầu) không phải một bệnh mà là một triệu chứng hoặc hội chứng của bệnh lý nào đó mà người bệnh mắc phải.

Khi lượng máu cung cấp tới não không đủ khiến cho các tế bào thần kinh bị thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng để duy trì các hoạt động thường ngày.

Mặc dù chỉ là những biểu hiện đơn thuần nhưng bệnh nhân cần phải được thăm khám toàn diện về thần kinh, nội khoa, tai – mũi – họng, mắt... và tiến hành các xét nghiệm mới có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Các nguyên nhân gây chóng mặt

Viêm mê đạo tai

Căn bệnh này có thể xảy ra khi nhiễm trùng gây viêm tai. Trong tai có dây thần kinh tiền đình làm nhiệm vụ gửi các thông tin về chuyển động, vị trí và âm thanh đến não. 

Khi bị viêm mê đạo tai, ngoài cảm giác choáng váng, chóng mặt, người bệnh có thể bị mất thính giác, ù tai, đau đầu, đau tai và thay đổi thị lực. 

Viêm thần kinh tiền đình

  Viêm dây thần kinh tiền đình là một trong những nguyên nhân gây tình trạng chóng mặt

Viêm dây thần kinh tiền đình là một trong những nguyên nhân gây tình trạng chóng mặt

Các chuyên gia cho rằng nhiễm trùng gây viêm dây thần kinh tiền đình, và những triệu chứng cũng tương đối giống với dấu hiệu bệnh viêm mê đạo tai. Tuy nhiên khác ở chỗ là viêm dây thần kinh tiền đình không ảnh hưởng đến chức năng nghe của người bệnh. 

Viêm thần kinh tiền đình có thể khiến bạn chóng mặt, nhìn mờ, nôn và cảm giác mất thăng bằng.

Do u biểu bì trong tai 

Một khối u biểu bì xuất hiện ở giữa tai và thường gây ra bởi nhiều lần nhiễm trùng tai. 

Nó xuất hiện phía sau màng nhĩ và có thể làm tổn thương cấu trúc của tai giữa, gây nên những triệu chứng như choáng váng, chóng mặt và mất thính giác.

Do rối loạn thính giác

  Khi bị chóng mặt, rất có thể bạn bị rối loạn thính giác

Khi bị chóng mặt, rất có thể bạn bị rối loạn thính giác

Căn bệnh này khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Hoa kỳ, có khoảng 615.000 người bị rối loạn thính giác và có khoảng 45.500 ca mắc bệnh mới mỗi năm. 

Nguyên nhân gây rối loạn thính giác chưa thực sự rõ ràng nhưng có vẻ như căn bệnh này là do sự co thắt các mạch máu, do nhiễm vi rút, nước ứ đọng trong tai hoặc phản ứng tự miễn.

Khi bị rối loạn thính lức, bạn có thể cảm thấy choáng váng, ù tai và mất khả năng nghe. Nó thường xảy ra ở độ tuổi 40-60. 

Chóng mặt lành tính do tư thế

Chóng mặt lành tính do tư thế là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt thường xuyên, là tình trạng tiền đình tai trong bị suy giảm do có sự thay đổi đột ngột về vị trí đầu và chuyển động như: Thay đổi từ tư thế thẳng đầu sang cúi đầu, thức dậy đột ngột từ giấc ngủ, ngước đầu lên cao.

Chóng mặt lành tính do tư thế thường dễ xảy ra hơn đối với những người đã phẫu thuật tai hoặc nhiễm trùng tai, có tiền sử chấn thương ở đầu.

Chóng mặt do mang thai

  Bà bầu chóng mặt do mang thai (ảnh Internet)

Bà bầu chóng mặt do mang thai (ảnh Internet)

Chóng mặt, buồn nôn là những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do những thay đổi về hormone và gây ra nhiều triệu chứng khác nữa như khó nghe, mất thăng bằng...

Một cuộc nghiên cứu năm 2010 với 82 phụ nữ mang thai đã cho thấy hơn một nửa trong số đó thường xuyên cảm thấy choáng váng trong hai tam cá nguyệt đầu tiên. Còn lại 1/3 trong số đó bị choáng trong những tháng cuối của thai kỳ.

Một số nguyên nhân khác

Một số những vấn đề sau đây có thể gây ra tình trạng chóng mặt, đó là:

  • Đau nửa đầu
  • Do chấn thương đầu
  • Do phẫu thuật tai
  • Say tàu xe
  • Chứng xơ cứng tai
  • Bệnh giang mai
  • Thiếu máu não thoáng qua
  • Do bệnh tiểu não
  • Do u dây thần kinh thính giác
  • Do nằm quá nhiều hoặc sử dụng thuốc cũng có thể gây chóng mặt

Khi nào bạn nên đi khám?

Trong một vài trường hợp chóng mặt như say tàu xe, nằm quá nhiều, đang dùng thuốc chữa bệnh, bạn không cần điều trị gì thêm.

Nhưng nhiều trường hợp chóng mặt kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

(Theo Medical News)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO