Báo Điện tử Gia đình Mới

Chuyên gia Harvard: 7 điều bạn nên làm để phòng ngừa đột qụy, nhất là vào mùa nắng nóng

Đột quỵ là một vấn đề sức khỏe rất nguy hiểm. Theo chuyên gia Harvard, bạn có thể thực hiện 7 điều sau đây để phòng ngừa đột quỵ.

1. Kiểm soát huyết áp 

Theo bác sĩ Natalia Rost, giáo sư khoa thần kinh học trường Đại học y Harvard, huyết áp cao là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột qụy ở cả nam và nữ.

Do đó, hãy kiểm soát huyết áp cao và điều trị theo đúng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ như chúng ta nên hạn chế ăn muối, tránh các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, ăn nhiều rau củ quả.

Ngoài ra, chúng ta nên ăn cá, ngũ cốc và sữa ít béo để giúp huyết áp ổn định, nhất là vào mùa nắng nóng. 

2. Kiểm soát trọng lượng cơ thể 

  Béo phì là một trong nhiều nguyên nhân gây đột quỵ

Béo phì là một trong nhiều nguyên nhân gây đột quỵ

Chuyên gia cho biết béo phì cũng có thể gây nguy cơ bị đột quỵ rất cao. Vì thế, để tránh đột quỵ, bạn nên kiểm soát cân nặng của mình, nên giữ chỉ số BMI từ 25 trở xuống là lý tưởng. 

Để giảm cân và giữ dáng, bạn nên tiêu thụ lượng calo vừa phải, giảm tiêu thụ quá nhiều calo, tăng cường tập thể dục và ăn uống lành mạnh. 

3. Tập thể dục đều đặn 

Tập thể dục giúp bạn giảm cân, điều hòa huyết áp, giảm khả năng bị đột quỵ. Chỉ cần 30 phút tập thể dục mỗi ngày, bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện đáng kể. 

Bạn có thể chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội, chơi tennis... Để làm dần với các môn thể dục, bạn nên tăng dần độ khó và thời gian tập. 

4. Hạn chế rượu bia

  Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ

Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ

Theo bác sĩ Rost, uống ít rượu bia sẽ giảm nguy cơ đột quỵ một cách đáng kể. 

Các cuộc nghiên cứu đều cho rằng nếu chỉ uống 1 chén/ngày thì bạn có thể giảm đáng kể tình trạng đột quỵ. Còn nếu uống trên 2 chén rượu/ngày thì khả năng đột quỵ lại tăng lên. 

5. Điều trị bệnh rung nhĩ 

Bệnh rung nhĩ là một tình trạng nhịp tim bất thường hình thành huyết khối. Các huyết khối có thể di chuyển đến não và gây ra đột quỵ. 

Theo chuyên gia, tình trạng rung nhĩ thường làm tăng khả năng bị đột quỵ và nó cần được điều trị kịp thời. Nếu bạn có triệu chứng tim đập nhanh, khó thở, hãy đi khám gấp để được chẩn đoán và điều trị. 

6. Kiểm soát bệnh tiểu đường 

  Kiểm soát đường huyết chính là việc bạn cần làm để có thể phòng ngừa đột quỵ

Kiểm soát đường huyết chính là việc bạn cần làm để có thể phòng ngừa đột quỵ

Tiểu đường cũng là một bệnh gây tổn thương các mạch máu có nguy cơ gây bệnh đột quỵ. Vì thế, nếu bị tiểu đường, bạn nên kiểm soát đường huyết thường xuyên. 

Bạn nên chú ý chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt hơn. 

7. Không hút thuốc lá 

Nếu bạn hay người thân hút thuốc lá thì hãy bỏ ngay thói quen này. Bởi vì thuốc lá có thể làm tăng các mảng bám trong động mạch và gây đột quỵ. 

Chuyên gia cho rằng, cùng với bữa ăn và chế độ tập luyện hợp lý, hút thuốc lá cũng là một trong những thói quen cần bỏ để giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng. 

(Theo Harvard Uni) 

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO