Báo Điện tử Gia đình Mới

Chuyên gia ung bướu: 5 nguyên tắc và 14 lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa nội Ung bướu, bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City đưa lời khuyên dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh ung thư cũng như các phương pháp điều trị ung thư (xạ trị, hóa trị, phẫu thuật...) đều ảnh hưởng tới việc cung cấp và chuyển hóa dinh dưỡng của người bệnh.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư.

Có đến 50 - 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và 20% người bệnh ung thư chết do suy dinh dưỡng nặng.

Do đó, người bệnh ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn. 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa nội Ung bướu, bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City nêu 5 nguyên tắc và 14 lời khuyên dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư.

  Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa nội Ung bướu, bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa nội Ung bướu, bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

1. Nguyên tắc dinh dưỡng

- Cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng khác

- Ăn với khẩu phần nhỏ nhưng chia thành nhiều bữa/ngày

- Tăng mức độ năng lượng và dinh dưỡng theo tình trạng người bệnh

- Thay đổi thường xuyên các món ăn

- Động viên, khuyến khích, tạo không khí lạc quan cho người bệnh trong bữa ăn

2. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng

- Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm. Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng)

- Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào

- Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng

- Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo

- Có thể uống 1 ly rượu nhỏ hoặc 1/2 cốc bia trước mỗi bữa ăn 30 phút để kích thích ngon miệng

- Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn

- Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến

- Giữ vệ sinh răng, miệng. Không sử dụng dung dịch làm sạch miệng. Không đánh/cạo lưỡi

- Cần động viên người bệnh ăn uống tốt, xem việc ăn uống là thưởng thức hơn là “vật lộn” với thức ăn

- Ăn bất cứ khi nào người bệnh có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng

- Luôn để người bệnh nhìn thấy thức ăn xung quanh mình để kích thích cảm giác thèm ăn

- Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...)

  Có thể chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm,..nếu không ăn được thức ăn thông thường

Có thể chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm,..nếu không ăn được thức ăn thông thường

- Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

PGS. TS Nguyễn Tuyết Mai/Vinmec

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO