Báo Điện tử Gia đình Mới

Con bị bỏng, 2 phút đầu tiên quý hơn vàng cha mẹ cần phải xử lý ngay lập tức

Khi trẻ bị bỏng, việc xử lý ngay lập tức và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tổn thương và hậu quả vết thương về lâu dài. Trong tình huống nguy cấp như vậy mẹ cần tỉnh táo để xử lý đúng cách.

Empty

Dù các bậc cha mẹ vô cùng cẩn thận nhưng nhiều khi vẫn không tránh khỏi việc đáng tiếc là con bị bỏng trong khi sinh hoạt hàng ngày.

Nguồn gây bỏng có thể do con đụng vào đồ ăn nóng, phích nước sôi...

Khi con bị bỏng, đầu tiên cha mẹ phải bình tĩnh, đánh giá tình hình, xử lý khẩn cấp và chính xác nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Dưới đây là những bước xử lý cơ bản các mẹ cần ghi nhớ để xử lý nhanh nhất trong vòng 2 phút sau khi con bị thương, nhằm giảm thiểu tối đa tổn thương cho con.

Empty

1. Xả nước

Rửa vết bỏng ngay với thật nhiều nước lạnh trong ít nhất 15 phút hoặc cho đến khi cơn đau đã giảm bớt, nhằm lấy đi lượng nhiệt trên vết thương.

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để sơ cứu khi bỏng, mục đích giảm nhiệt, giảm hậu quả càng nhiều càng tốt.

Hãy đặc biệt nhớ lấy từ ‘ngay lập tức’: ngay khi con bị bỏng, lập tức dùng nước lạnh rửa càng sớm càng tốt.

2. Cởi quần áo gây vướng

Sau khi ngâm nước đủ để vết thương không còn bị nóng, hãy nhẹ nhàng loại bỏ quần áo trên khu vực bị thương.

Việc nhanh chóng cởi bỏ quần áo ở khu vực bỏng có thể giúp hạn chế nhiệt nóng tiếp tục làm tổn thương làn da của trẻ.

Nếu quá trình cởi bỏ gặp khó khăn có thể dùng kéo cắt luôn quần áo.

Nếu như quần áo đã dính vào da một cách nghiêm trọng, không nên máy móc cố sức bóc ra, có thể khiến da bị bóc theo, càng thêm tổn thương nặng nề .

Lúc đó hãy nhẹ nhàng cắt viền phía bên ngoài khu vực ảnh hưởng.

3. Ngâm nước

Sau khi xử lý 2 bước trên, ta lại ngâm vết thương vào nước lạnh khoảng 30 phút.

Hãy ghi nhớ chỉ cần dùng nước lạnh là được rồi, không ngâm vào đá, càng không nên để bất cứ vật gì chạm vào mặt vết thương.

Việc dùng đá có nhiệt độ quá thấp, sẽ khiến các mạch máu dưới bề mặt co mạnh mẽ, không có lợi cho việc phục hồi.

Việc bôi các loại dầu, kem đánh răng, thuốc đỏ, thuốc tím… trên vết bỏng, không có khả năng trị bỏng, có khi còn khiến biến đổi màu da và che hết bề mặt vết thương.

Điều này khiến bác sĩ không thể nhanh chóng xác định được kích thước, chiều sâu vết thương, khó khăn để theo dõi điều trị.

4. Che, phủ giữ vệ sinh

Dùng băng gạc sạch để bảo vệ vết thương, việc dùng các vật khác hoặc chạm vào vết thương sẽ càng gây tổn thương nghiêm trọng.

Vì vậy một lần nữa cần đặc biệt nhấn mạnh không để, bôi bất cứ vật gì trên vết thương.

5. Đi bệnh viện

Hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa tổn thương lâu dài. 

Untitled-1

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO