Báo Điện tử Gia đình Mới

Đã có trường hợp đầu tiên ở Việt Nam qua đời vì virus bạch hầu năm 2020

Bé gái 9 tuổi (xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông) nhiễm virus bạch hầu và đã tử vong.

Bé gái tử vong vì virus bạch hầu

Sáng 21/6, thông tin từ Trung tâm Bệnh tật tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn huyện Đắk  G'Long có một trường hợp tử vong do nhiễm virus bạch hầu.

Theo đó, ngày 19/6, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông tiếp nhận bé gái S.T.H (9 tuổi, xã Quảng Hòa) trong tình trạng ho, đau họng, khó thở…

Bé H chuyển biến nặng, được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM nhưng do bạch hầu ác tính biến chứng tim, bé không qua khỏi, tử vong ngày 20/6. 

  Cơ quan y tế tiến hành phun khử khuẩn xung quanh khu vực bé H sinh sống.

Cơ quan y tế tiến hành phun khử khuẩn xung quanh khu vực bé H sinh sống.

Trung tâm bệnh tật tỉnh Đắk Nông cũng cho biết, bé V.M.T (9 tuổi, là hàng xóm của em H) cũng đã xét nghiệm và có kết quả dương tính với virus bạch hầu. Bé T đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) để điều trị, sức khỏe tương đối ổn định.

Cơ quan y tế tỉnh Đắk Nông đã thành lập 2 đội phản ứng nhanh, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp tiếp xúc với 2 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu để gửi đi xét nghiệm, khử khuẩn 100% các hộ gia đình tại đội 2 (xã Quảng Hòa), Trạm Y tế xã Quảng Hòa và Trường Tiểu học Bế Văn Đàn.

Bệnh bạch hầu là bệnh gì?

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi.

Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Bệnh có tính mùa, thường tản phát, có thể phát triển thành dịch nhất là ở trẻ dưới 15 tuổi chưa được gây miễn dịch đầy đủ.

Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. 

Để phòng bệnh bạch hầu ở trẻ, cần tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Giữ gìn nơi ở thoáng mát, sạch sẽ.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO