Báo Điện tử Gia đình Mới

Đào và những công dụng quý đối với sức khỏe

Đào chứa lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Vậy, cụ thể đào có tác dụng gì đối với sức khỏe.

Đào là gì?

Đào có tên gọi là đào phai, mạy phăng (Tày), co tào, kén ma cai (Thái), peach-tree. Thuộc họ hoa hồng.

Đào có thân cây nhỡ, cao 3-4m, vỏ màu xám. Lá mọc so le, hình mũi mác hẹp, dài 5-8cm, đầu thuôn nhọn, có mép khía răng.

Hoa mọc riêng lẻ, màu hồng nhạt dày đặc ở cành, trước khi cây ra lá.

Qủa hạch gần hình cầu, đường kính 5-7cm, có một rãnh bên rõ chạy dọc theo quả, phủ đầy lông tơ mịn, đáy tròn, đầu nhọn, khi chín màu vàng lục nhạt, đôi khi có những đốm đỏ, hạt cứng.

Bộ phận dùng làm thuốc là nhân hạt (đào nhân), hoa, lá, nhựa và quả.

Ở Việt Nam có 14 loài, phần lớn là cây trồng ăn quả hoặc cây cảnh. Đào có nguồn gốc ở Trung Quốc, sau đem trồng ở các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ,... Đào được trồng ở các vùng núi cao từ 800-1600m như Hà Giang, Sơn La, các tỉnh vùng núi thấp, trung du, đồng bằng cũng có trồng nhưng ít quả và chất lượng quả không ngon.

tac-dung-cua-dao-giadinhmoi

Các bộ phận của đào có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng của đào

Đào là nguồn cung cấp vitamin A, beta – carotene và vitamin C. Đào cũng chứa rất nhiều vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B6, folate và axit pantothenic. Đào cũng chứa một lượng lớn các loại chất khoáng như canxi, kali, magie, sắt, mangan, photpho, kẽm và đồng.

Hơn thế nữa, đào còn chứa rất ít calo, chỉ 46 calo cho 100gr, không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol và là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng hàng ngày.

Tính vị, công năng của đào

Đào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, vào các kinh: tâm, can, đại tràng, có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường.

Lá đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng khư phong, bài thấp, thanh nhiệt, sát trùng.Rễ đào có vị đắng, tính bình.

Nhựa đào có tác dụng làm tan kết tụ giảm đau, lợi tiểu.Hoa đào có tác dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện.

Công dụng của đào nhân

- Đào nhân để nguyên vỏ lụa và đầu nhọn, giã dập dùng sống có tác dụng phá huyết hoặc ngâm nước nóng cho tróc vỏ lụa, cắt bỏ đầu nhọn, sao vàng để hoạt huyết. Đào nhân chữa bế kinh trùng hà, phong tỳ, ứ huyết sưng đau, chữa ho hen suyễn, khó thở. Lưu ý phụ nữ mang thai không nên ăn đào.

- Lá đào cùng lá cuốn chiếu mỗi thứ 30g, sắc nước uống đồng thời lấy lượng bằng ngay của hai thứ giã nhỏ xào nóng, đắp tại chỗ, chữa tinh hoàn sưng to.

- Nước lá đào dùng tắm chữa bệnh ngoài dam ghẻ lở, chữa viêm kẽ chân.Lá đào tươi chữa đại tiện không thông. Lưu ý lá đào có chất acid cyanhydic có thể gây ngộ độc, cần dùng liều lượng vừa phải. Rễ đào chữa vàng da, chảy máu mũi, nôn ra máu, trĩ, bế kinh.

- Hoa đào cùng lá vông vang, hoạt thạch, hạt cau già để chữa bệnh sản hậu, đại tiện không thông.Hoa đào tán nhỏ cùng máu mào gà, bôi lên mặt giúp da mịn và trắng. Hoa đào còn chữa phù thũng, cước khí, tích trễ, đại tiệng không thông.

Bài thuốc chữa bệnh từ đào

- Trị ra mồ hôi trộm: Bích đào can 1 quả, quả mai 2 quả, rễ hành 7 nhánh, đăng tâm 2 cái, trần bì 3g, mầm đại mạch, rễ cây lúc mỗi thứ 30g sắc nước uống.

- Chữa bệnh phù thũng: Đào tươi ăn mỗi ngày 2 - 3 lần.

- Dùng trợ tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng: Đào chín gọt vỏ bỏ hạt, thái lát, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn.

- Trị bế kinh, kinh ít, thông kinh: Đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9 g, xirô 30 g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt; xay nhỏ với đào nhân, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần.

- Chữa bế huyết sau sinh: Đào nhân (bỏ vỏ) 12 hạt, ngó sen 1 cái, sắc nước uống.

- Chữa đái đường: Nhựa đào 20g, tán nhỏ, uống với nước sắc địa cốt bì và râu ngô (mỗi vị 30g).

- Dưỡng da, làm đẹp da: Ngày ăn 1 - 4 trái đào chín hoặc mứt đào khô.

- Chữa mất ngủ hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu: Đào nhân 50g, đại mễ (gạo tẻ) 60 g. Nấu cháo cho ăn vào bữa sáng và bữa tối.

- Trị suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mãn tính: Đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Nghiền nát trộn với nước gừng mật ong liều lượng vừa ăn.

Mai Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO