Báo Điện tử Gia đình Mới

Đặt mảnh ghép 4 nhánh điều trị sa bàng quang cho cụ bà 71 tuổi

Khối phồng ở âm đạo xuất hiện khoảng 1 năm nay làm cụ bà khó chịu khi đi vệ sinh, cảm giác nặng vùng chậu, di chuyển cảm giác vướng, gây ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.

  Bệnh nhân bị sa bàng quang đang được nhân viên y tế theo dõi sức khỏe sau phẫu thuật

Bệnh nhân bị sa bàng quang đang được nhân viên y tế theo dõi sức khỏe sau phẫu thuật

Khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ mới tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp sa bàng quang độ 3 với phương pháp đặt mảnh ghép tổng hợp 4 chi xuyên lỗ bịt không căng.

Bệnh nhân T.T.Đ. (71 tuổi, ở Sóc Trăng) nhập viện vì khối phồng ở âm đạo.  Khối phồng xuất hiện khoảng 1 năm nay, gây triệu chứng khó chịu khi bệnh nhân ngồi đi tiêu, tiểu và cảm giác nặng vùng chậu, âm đạo khi di chuyển cảm giác vướng, gây ảnh hưởng trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh nhân được chẩn đoán sa bàng quang độ 3 và được chỉ định phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật khoảng 50 phút.

Bệnh nhân được bóc tách tạng sa ra khỏi thành trước âm đạo, cẩn thận tránh tổn thương bàng quang và thành âm đạo, sau khi bóc tách tạng sa tiến hành đặt mảnh ghép tổng hợp polypropylen 4 chi xuyên lỗ bịt.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Phước Lộc, Trưởng khoa Ngoại Thận- Tiết Niệu, đối với bệnh lý sa tạng chậu điều trị bao gồm không phẫu thuật và phẫu thuật.

Với phương pháp phẫu thuật có  tập phục hồi sàn chậu và sử dụng các dụng cụ đặt trong âm đạo hoặc phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp để điều trị sa thành trước âm đạo, đối với sa bàng quang là dùng mảnh ghép tổng hợp 4 chi xuyên qua lỗ bịt, tỷ lệ thành công 95 - 98%, ít biến chứng sau mổ và tỷ lệ lộ mảnh ghép 0 - 3%.

Sau mổ bệnh nhân đi tiểu bình thường và tạng hết sa, chỉ đau nhẹ vết mổ và đi lại dễ dàng, dự kiến xuất viện 2 đến 3 ngày sau phẫu thuật.

Các triệu chứng của sa tạng chậu như: triệu chứng khối phồng (cảm giác khối phồng sa, lồi ở âm đạo, nhìn hoặc sờ thấy, cảm giác nặng), triệu chứng đường tiểu (tiểu gấp, tiểu không kiểm soát khi gắng sức, tiểu nhiều lần, tiểu khó), triệu chứng đường sinh dục (giao hợp khó, giao hợp đau, giảm cảm giác, giảm cực khoái), triệu chứng của đường tiêu hóa (táo bón, mất tự chủ hậu môn), triệu chứng đau (đau âm đạo, bàng quang, trực tràng, đau vùng chậu, vùng lưng).

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO