Báo Điện tử Gia đình Mới

Đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: Cần đưa tiếng Anh vào từ cấp mẫu giáo

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ nhận định, phải đào tạo giáo viên để có thể đủ khả năng dạy bằng tiếng Anh.

Đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: Cần đưa tiếng Anh vào từ cấp mẫu giáo 0

Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh (TA) là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam. 

Trao đổi với PV Gia Đình Mới về đề xuất này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, việc tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 là hoàn toàn có thể. 

“Việt Nam là một thành viên của quốc tế, nếu không có ngôn ngữ quốc tế thì khó hoà nhập được. Tại các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore từ lâu, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ 2. Với nước ta, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng cần có lộ trình cụ thể”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận định. 

PGS Nhĩ đưa ra: “Trước mắt, phải nhanh chóng đưa tiếng Anh vào nhà trường mạnh mẽ hơn, nhưng không phải một cách ào ào, mà phải có kế hoạch, từ khi mẫu giáo đến các cấp học cao hơn”. 

Chuyên gia nhận định, để làm được điều đó thì cần đào tạo giáo viên đủ khả năng dạy tiếng Anh trong tất cả các bộ môn. 

“Trường sư phạm phải đào tạo giáo viên để có thể đủ khả năng dạy bằng tiếng Anh từ các môn tự nhiên đến các môn xã hội. Đội ngũ giáo viên hiện nay dưới 40 tuổi nên có khóa đào tạo để có khả năng dạy bằng tiếng Anh”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ. 

  PGS.TS Trần Xuân Nhĩ

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ

Ông cũng cho rằng cần tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh trong xã hội, xuất phát điểm từ những từ, câu đơn giản và không bắt buộc đúng chuẩn như người bản địa.

“Phổ cập tiếng Anh trong xã hội không nhất thiết bắt buộc phải đúng chuẩn như người Anh. Điều đó chỉ nên áp dụng với những người làm ngoại giao, còn các đối tượng còn lại chỉ cần soạn ra một số câu giao tiếp để phục vụ giao dịch với người nước ngoài, khoảng 500 câu, tạo được môi trường về tiếng Anh. Từ đó, người dân ai ai cũng học được", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ. 

Theo PGS Nhĩ cho rằng, ở chợ buôn bán cũng phải biết những câu giao tiếp đơn giản. Như ở khu du lịch Sa Pa, trẻ con cũng có thể nói chuyện với du khách, nên người ta đi rồi, lại muốn đi lại. Chính điều đó tạo thêm sức hút cho du lịch.

PGS Nhĩ lấy ví dụ: "Chúng ta tạo môi trường nói tiếng Anh bằng những câu giao tiếp đơn giản. Ví dụ ở Campuchia, họ có quyển “bí kíp” 500 câu giao dịch bằng tiếng Anh, giới hạn trong một năm không sử dụng giao dịch tiếng Anh sẽ bị rút giấy phép kinh doanh, nên ai nấy đều đi học”.

Tú Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO