Ăn ớt cay có nhiều lợi ích nhưng với nhiều người ớt là thuốc độc

Bình luận

Ớt là một gia vị phổ biến trong nấu nướng bởi nó giúp tăng cường cảm giác ngon miệng trong bữa ăn và đem lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Tuy nhiên, ớt lại có thể trở thành thuốc độc cho một số người.

  Ớt có nhiều tác dụng với sức khỏe con người.

Ớt có nhiều tác dụng với sức khỏe con người.

Từ lâu, ớt đã được đưa vào chế độ ăn uống tại rất nhiều quốc gia trên thế giới bởi những lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời của ớt

1. Phòng chống cảm lạnh

Ớt có chứa capsaicin - chất kiềm có tác dụng kích thích vị giác - làm tăng cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Vitamin A, C, các chất kháng sinh thực vật alicin trong thực phẩm cay nói chung, ớt nói riêng, chống lại virus gây bệnh, tăng sức đề kháng.

Theo Đông y, ớt có tính nóng, tốt trong việc tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao nhiệt độ cơ thể khi trời lạnh, phòng chống cảm lạnh.

2. Tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể

Chất capsaicin còn có tác dụng làm tăng tốc độ trao đổi chất bằng cách tăng nhịp tim và nhiệt độ cơ thể. Đây có thể là một thực phẩm tốt nếu bạn muốn có một vòng eo và thân hình mơ ước.

3. Phòng chống ung thư

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc ăn ớt hàng ngày hoặc cách ngày có thể giúp giảm 14% nguy cơ tử vong sớm vì các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, hô hấp (so với người ăn cay ít hơn 1 lần/tuần). Nguyên nhân là vì ớt có chứa chất capsaicin – hợp chất được cho là có tác dụng chống các cơn viêm, đau cùng vitamin C – một chất có tác dụng chống nguy cơ ung thư.

Ăn ớt thế nào cho tốt

Ớt có thể chế biến theo nhiều cách như xay, ngâm, ăn tươi…Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tránh trường hợp niêm mạc miệng và tiêu hóa bị kích thích thái quá bởi chất capsaicin (đặc biệt là với những loại ớt siêu cay), chúng ta nên nấu chín ớt. Lúc này, khả năng kích thích tiêu hóa của ớt sẽ giảm.

Ớt sẽ thành thuốc độc với những ai?

Tuy có nhiều giá trị với sức khỏe, ớt thành thuốc độc với một số người dưới đây.

  • Người mắc bệnh dạ dày, viêm loét miệng
  •   Những người bị bệnh dạ dày không nên ăn ớt.

    Những người bị bệnh dạ dày không nên ăn ớt.

Những người bị các bệnh dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày hay viêm loét miệng… không nên ăn ớt bởi nó kích thích mạnh tới niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày, gây xung huyết, làm các vết viêm loét trở nên tồi tệ, khó lành.

  •  Người mắc bệnh tim

Ăn ớt sẽ khiến tuần hoàn máu tăng lên đột ngột, làm nhịp tim đập nhanh hơn. Với người bình thường thì không sao, nhưng với những người bị bệnh tim thì việc này có thể dẫn tới trụy tim.

Thận là cơ quan lọc thải các chất ra bên ngoài. Nếu bạn bị thận thì không nên ăn cay thì nhiều do quá trình lọc thải gia vị cay có thể sẽ gây tổn thương đến tế bào thận, thậm chí gây thoái hóa chức năng thận

  •  Người bị viêm túi mật, sỏi thận

Capsaicin trong ớt kích thích axit dạ dày tiết ra nhiều, khiến các bệnh liên quan tới túi mật nghiêm trọng hơn.

Khi người bị viêm túi mật ăn đồ cay, các thành động mạch co lại, quá trình tiết mật trong túi mật gặp nhiều khó khăn.

  • 5. Người đang bị trĩ

Những người đang khổ sở vì trĩ không nên ăn ớt bởi có thể sẽ xảy ra tình trạng kích thích búi trĩ, khiến búi trĩ sưng phù, xung huyết nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, ăn ớt dễ gây ra tình trạng táo bón, khiến bệnh trĩ khó trị hơn.

  • 6. Người đang dùng thuốc Đông y và phụ nữ mang thai và mới sinh

Người dùng thuốc Đông y không nên ăn cay bởi nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Trong khi đó, phụ nữ mang thai và mới sinh, cơ thể còn yếu. Ăn cay sẽ khiến cơ thể mẹ bị nóng, ảnh hưởng tới chức năng dạ dày, đường ruột, khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Bạn đang xem bài viết Ăn ớt cay có nhiều lợi ích nhưng với nhiều người ớt là thuốc độc tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Hiền Thảo