Những thực phẩm thông dụng thành hàng cấm tại một số quốc gia

Bình luận

Vì những tiêu chuẩn sức khỏe khác nhau, thói quen văn hóa khác nhau, vì những lý do môi trường, dinh dưỡng …nhiều loại thực phẩm dù rất thông dụng ở nước này lại thành mặt hàng cấm ở nước khác.

 Dưới đây là danh sách những thực phẩm thông dụng ở nước này, nhưng lại bị cấm ở nước khác: 

  Vây cá mập Việc buôn bán và tiêu thụ vây cá mập, chủ yếu để làm súp và đồ ăn Trung Quốc đã bị cấm ở California. Đạo luật loại bỏ việc buôn bán vây cá mập thậm chí còn được đệ trình lên Thượng viện nhằm bảo vệ loài động vật này.

Vây cá mập Việc buôn bán và tiêu thụ vây cá mập, chủ yếu để làm súp và đồ ăn Trung Quốc đã bị cấm ở California. Đạo luật loại bỏ việc buôn bán vây cá mập thậm chí còn được đệ trình lên Thượng viện nhằm bảo vệ loài động vật này.

  Món Haggis Món ăn được làm từ tim, gan và phổi cừu này rất thịnh hành ở Scotland, tuy nhiên vào năm 1971, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ra quy định cấm tiêu thụ phổi gia súc, điều đó khiến món ăn trở thành bất hợp pháp trên nước Mỹ.

Món Haggis Món ăn được làm từ tim, gan và phổi cừu này rất thịnh hành ở Scotland, tuy nhiên vào năm 1971, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ra quy định cấm tiêu thụ phổi gia súc, điều đó khiến món ăn trở thành bất hợp pháp trên nước Mỹ.

  Cá nóc Cá nóc là một trong những loài cá nguy hiểm nhất trên thế giới bởi chứa chất độc tetrodotoxin – 1 loại chất độc độc hơn cyanide 1.200 lần. Nếu không được chế biến đúng cách, nó có thể lấy sinh mạng của người ăn. Vì lý do này mà Mỹ cấm việc buôn bán cá nóc nếu không có giấy phép.

Cá nóc Cá nóc là một trong những loài cá nguy hiểm nhất trên thế giới bởi chứa chất độc tetrodotoxin – 1 loại chất độc độc hơn cyanide 1.200 lần. Nếu không được chế biến đúng cách, nó có thể lấy sinh mạng của người ăn. Vì lý do này mà Mỹ cấm việc buôn bán cá nóc nếu không có giấy phép.

  M&M Là một thương hiệu kẹo socola phủ đường với màu sắc bắt mắt, M&M là món ăn vặt của rất nhiều người. Tuy nhiên, tại Thụy Sĩ, món ăn này hoàn toàn bị cấm sau khi tòa án phán quyết rằng thương hiệu M&M có sự tương đồng rất lớn với một thương hiệu đồ ăn nhẹ M (với sản phẩm là hạt lạc phủ socola) do công ty Mondelez sản xuất. Công ty này đã bán loại kẹo này ở Thụy Sĩ từ năm 1957.

M&M Là một thương hiệu kẹo socola phủ đường với màu sắc bắt mắt, M&M là món ăn vặt của rất nhiều người. Tuy nhiên, tại Thụy Sĩ, món ăn này hoàn toàn bị cấm sau khi tòa án phán quyết rằng thương hiệu M&M có sự tương đồng rất lớn với một thương hiệu đồ ăn nhẹ M (với sản phẩm là hạt lạc phủ socola) do công ty Mondelez sản xuất. Công ty này đã bán loại kẹo này ở Thụy Sĩ từ năm 1957.

  Tương cà Tương cà là đồ chấm phổ biến trên thế giới, nhưng không phải trong các trường học tại Pháp. Năm 2011, quốc gia này đã đưa ra bảng hướng dẫn dinh dưỡng trong các trường học, trong đó hạn chế đồ chấm ngọt làm từ cà chua.

Tương cà Tương cà là đồ chấm phổ biến trên thế giới, nhưng không phải trong các trường học tại Pháp. Năm 2011, quốc gia này đã đưa ra bảng hướng dẫn dinh dưỡng trong các trường học, trong đó hạn chế đồ chấm ngọt làm từ cà chua.

  Kẹo cao su. Là thứ đồ ăn vặt vô cùng phổ biến trên thế giới, kẹo cao su lại hoàn toàn không được chào đón ở Singapore từ năm 1992. Đây là nỗ lực của quốc gia này nhằm giữ đường phố sạch sẽ. Những người bán chui kẹo cao su có thể bị phạt tù 2 năm hoặc phạt hành chính 1.000 USD.

Kẹo cao su. Là thứ đồ ăn vặt vô cùng phổ biến trên thế giới, kẹo cao su lại hoàn toàn không được chào đón ở Singapore từ năm 1992. Đây là nỗ lực của quốc gia này nhằm giữ đường phố sạch sẽ. Những người bán chui kẹo cao su có thể bị phạt tù 2 năm hoặc phạt hành chính 1.000 USD.

  Trứng cá muối Beluga Món ăn này được coi là món ăn dành cho người giàu bởi giá thành vô cùng đắt đỏ 200USD/ 28gr. Tuy nhiên, với nước Mỹ, món ăn này hoàn toàn bị cấm từ năm 2005 do lo ngại việc khai thác quá mức có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của loài cá trong danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp Beluga.

Trứng cá muối Beluga Món ăn này được coi là món ăn dành cho người giàu bởi giá thành vô cùng đắt đỏ 200USD/ 28gr. Tuy nhiên, với nước Mỹ, món ăn này hoàn toàn bị cấm từ năm 2005 do lo ngại việc khai thác quá mức có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của loài cá trong danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp Beluga.

  Món Foie Gras (gan ngỗng) Món ngan ngỗng được người Pháp cho là món ăn cực phẩm thì ở California, nó không được phép xuất hiện. Nguyên nhân là bởi chính quyền California cho rằng việc ép vịt, ngan ăn thông qua một cái ống để làm tăng thể tích của gan lên 10 lần là vô nhân đạo. Các tổ chức bảo vệ động vật như PETA vô cùng ủng hộ lệnh cấm này, trong khi các đầu bếp thì mong lệnh cấm được dỡ bỏ. Ngoài California, Italy, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Ba Lan, Israel, Đức cũng đã cấm hoặc hạn chế sự xuất hiện của loại thực phẩm này.

Món Foie Gras (gan ngỗng) Món ngan ngỗng được người Pháp cho là món ăn cực phẩm thì ở California, nó không được phép xuất hiện. Nguyên nhân là bởi chính quyền California cho rằng việc ép vịt, ngan ăn thông qua một cái ống để làm tăng thể tích của gan lên 10 lần là vô nhân đạo. Các tổ chức bảo vệ động vật như PETA vô cùng ủng hộ lệnh cấm này, trong khi các đầu bếp thì mong lệnh cấm được dỡ bỏ. Ngoài California, Italy, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Ba Lan, Israel, Đức cũng đã cấm hoặc hạn chế sự xuất hiện của loại thực phẩm này.

  Cá hồi nuôi trong trang trại Theo Quỹ bảo vệ môi trường Mỹ, việc nuôi cá hồi Atlantic trong trang trại có thể gây ra nhiều mối nguy hại cho môi trường. Một số quốc gia như New Zealand và Australia đã cẫm việc buôn bán và tiêu thú cá hồi nuôi trong một nỗ lực ngăn chặn ô nhiễm môi trường.

Cá hồi nuôi trong trang trại Theo Quỹ bảo vệ môi trường Mỹ, việc nuôi cá hồi Atlantic trong trang trại có thể gây ra nhiều mối nguy hại cho môi trường. Một số quốc gia như New Zealand và Australia đã cẫm việc buôn bán và tiêu thú cá hồi nuôi trong một nỗ lực ngăn chặn ô nhiễm môi trường.

Bạn đang xem bài viết Những thực phẩm thông dụng thành hàng cấm tại một số quốc gia tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Hiền Thảo (theo Bussiness Insider)