Ăn khoai tây khi mang thai có gây bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bình luận

Khoai tây chứa một lượng lớn tinh bột được cơ thể hấp thụ nhanh chóng và có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Vậy ăn khoai tây khi mang thai có gây bệnh tiểu đường thai kỳ không?

Tiêu thụ khoai tây ở mức vừa phải trong thai kỳ là lành mạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng tiết lộ rằng tiêu thụ khoai tây sẽ làm tăng nồng độ glucose huyết tương và nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2.

So với năm hay thậm chí chỉ ba phần ăn, một khẩu phần khoai tây mỗi tuần sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

  Ăn khoai tây khi mang thai có gây bệnh tiểu đường thai kỳ?

Ăn khoai tây khi mang thai có gây bệnh tiểu đường thai kỳ?

Lợi ích sức khỏe của khoai tây trong thai kỳ

Khoai tây rất giàu chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn khoai tây trong thai kỳ:

  • Folate ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh

Khoai tây chứa một lượng lớn axit folic giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, nó làm giảm nguy cơ các vấn đề về não và cột sống. Thực phẩm giàu folate trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng có thể ngăn ngừa sẩy thai.

  • Giảm độ axit dạ dày

Khoai tây rất hữu ích cho những người có vấn đề về tiêu hóa. Nếu chế biến đúng cách, chúng có thể giúp giảm độ axit dạ dày.

  • Tăng cân lành mạnh

Nếu bạn thiếu cân, khoai tây có thể giúp tăng cân lý tưởng và khỏe mạnh khi mang thai.

  • Chống lại cholesterol

Khoai tây chứa chất xơ hòa tan và vitamin C giúp chống lại cholesterol.

  • Tăng cường khả năng miễn dịch

Khoai tây nướng là nguồn vitamin C phong phú giúp chữa lành vết thương và tăng khả năng miễn dịch. Nó cũng cải thiện khả năng hấp thụ sắt từ các thực phẩm khác.

  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Vỏ khoai tây giàu hàm lượng kali, hỗ trợ giảm đột quỵ và tăng huyết áp. Một khẩu phần khoai tây nướng với vỏ cung cấp 926mg kali.

  • Điều trị bọng mắt

Sưng bọng mắt là phổ biến trong khi mang thai. Đơn giản chỉ cần nghiền một củ khoai tây sống và đắp lên mắt trong khoảng 10 - 15 phút. Nó sẽ làm mát mắt của bạn và làm giảm sưng.

  • Giúp phát triển thai nhi

Khoai tây là nguồn cung cấp vitamin (A và C) và các khoáng chất như sắt, magiê, kali và canxi, hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Điều quan trọng là cân nhắc lợi ích cũng như rủi ro của bất cứ thứ gì bạn ăn trong khi mang thai.

Một số tác dụng phụ tiềm ẩn của khoai tây

  • Gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa

Khoai tây xanh chứa glycoalkaloids, alpha-solanine và alpha-chaconine. Các hợp chất này có thể gây độc tính khi tiêu thụ quá mức và dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

  • Nguy cơ dị tật bẩm sinh

Ăn quá nhiều khoai tây xanh cũng gây ra một số dị tật bẩm sinh nhất định như tật nứt đốt sống và bệnh lý não.

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ tiêu thụ khoai tây quá mức có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Trẻ sinh ra bởi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể lớn hơn trung bình, khó thở, huyết áp thấp và nguy cơ tử vong sau khi sinh.

Tiêu thụ vừa phải khoai tây có thể giúp bạn tránh những tác dụng phụ này.

Bạn đang xem bài viết Ăn khoai tây khi mang thai có gây bệnh tiểu đường thai kỳ? tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Ngọc Diệp