Món ăn bài thuốc chữa bệnh ho, viêm phế quản, hen suyễn

Bình luận

Nếu đang bị hen suyễn, viêm phế quản, hãy tham khảo các món ăn, bài thuốc sau đây theo gợi ý của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam để nhanh chóng khỏi bệnh.

  Xà lách, húng chanh giúp chữa bệnh hen suyễn do dị ứng phấn hoa, thời tiết

Xà lách, húng chanh giúp chữa bệnh hen suyễn do dị ứng phấn hoa, thời tiết

1. Rau diếp trộn cà rốt, húng chanh

Nguyên liệu gồm: Rau diếp xà lách 100g, cà rốt 50g, lá húng chánh 50g, giấm gạo, dầu oliu, bột canh, đường đủ dùng.

Cách làm món rau diếp trộn cà rốt, húng chanh: Rau diếp xà lách ngâm rửa sạch bằng nước muối loãng; Cà rốt cạo vỏ, nạo sợi; Lá húng chanh rửa sạch, để ráo. Tiếp đó trộn đều rau diếp, cà rốt, lá húng chanh với bột canh, đường giấm, dầu để ngấm là được.

Món ăn này có tác dụng chữa bệnh hen suyễn do dị ứng phấn hoa, thời tiết.

2. Lá tía tô, mận và táo

Lấy 30g mận tươi và 5 quả đại táo đem giã nhuyễn nấu lấy nước. Khi nước sôi, cho vào ấm trà có 6g lá tía tô và 3g lá trà để hãm uống như uống trà.

Mỗi ngày uống 2 lần, liên tục 10 ngày chữa ho mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh…

  Củ cải mật ong giúp chữa bệnh viêm phế quản mạn tính nhiều đờm

Củ cải mật ong giúp chữa bệnh viêm phế quản mạn tính nhiều đờm

3. Nước củ cải, mật ong

Nguyên liệu gồm: Củ cải trắng 220g, đường phèn 20g, mật ong vừa đủ.

Cách làm là lấy củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng. Cho củ cải trắng, đường phèn và mật ong vào nồi, đổ một bát nước vào ninh nhừ.

Tác dụng của món củ cải mật ong là chữa bệnh viêm phế quản mạn tính nhiều đờm. Để hiệu quả nên kiên trì ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

4. Hoa đu đủ đực và lá tía tô

Nguyên liệu gồm lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế, mỗi loại một ít đem rửa sạch. Cho tất cả vào chén sứ, thêm đường phèn và chút nước vào rồi đun cách thủy trong 15 phút. 

Sau đó uống chậm từ từ để thuốc ngấm vào lưỡi, vừa uống nuốt vừa vuốt từ cằm xuống rốn. Bài thuốc này có tác dụng chữa ho cho trẻ nhỏ rất hiệu quả.

  Hoa đu đủ đực có tác dụng chữa ho hiệu quả, nhất là với trẻ nhỏ

Hoa đu đủ đực có tác dụng chữa ho hiệu quả, nhất là với trẻ nhỏ

5. Bí đao đường phèn

Nguyên liệu gồm: Bí đao 1 quả nhỏ, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: Bí đao bổ ra, cho đường phèn vào; Cho bí đao vào hấp cách thủy và uống nước hấp bí đao.

Dùng liên tục khoảng 4 quả bí đao sẽ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh hen suyễn.

6. Nước cơm lá nhót

Nguyên liệu gồm: Lá nhót 50g, nước  cơm lưng bát con.

Lấy lá nhót rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa cùng nước cơm, uống ngày 1 lần, liên tục trong 10 – 15 ngày.

Tác dụng chữa bệnh của món nước cơm lá nhót là chữa hen suyễn lâu năm.

  Cà rốt và lê có hiệu quả mát phổi, chữa viêm phế quản mạn tính

Cà rốt và lê có hiệu quả mát phổi, chữa viêm phế quản mạn tính

7. Cà rốt và lê

Nguyên liệu: Cà rốt 2 củ, lê 6 quả, xuyên bối 100g.

Đem cà rốt thái miếng nhỏ. Lê bỏ lõi. Xuyên bối nghiền thành bột, cho vào nồi cùng cà rốt, lê, đổ nước vừa đủ, ninh kỹ.

Sau khi ninh nhừ, lọc bỏ bã, nước còn lại đem đun nhỏ lửa đến khi sánh đặc là được. Mỗi ngày dùng 1 thìa canh, có hiệu quả mát phổi, chữa viêm phế quản mạn tính.

8. Bí ngô nấu gừng, đường

Nguyên liệu: Bí ngô 220g, gừng 12g, đường đỏ vừa đủ.

Đem bí ngô gọt vỏ thái miếng, gừng thái lát. Tiếp đó cho bí ngô cùng gừng vào nồi, đổ nước ninh kỹ, sau đó cho đường đỏ ninh thật nhừ.

Ngày ăn hai lần bí ngô nấu gừng, đường sẽ cải thiện tình trạng bệnh hen suyễn.

Bạn đang xem bài viết Món ăn bài thuốc chữa bệnh ho, viêm phế quản, hen suyễn tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
An Bình