8

 

6000 tấn rác mỗi ngày được chuyển về đây mang theo niềm hi vọng, mong chờ của những người dân nơi bãi rác.

Mưu sinh

Chưa tới 3 giờ sáng, hàng trăm người dân đã tập trung chờ đợi trước cổng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn để cờ đợi đến đến giờ mở cửa.

Khi cánh cổng sắt đã han rỉ được người bảo vệ mở ra, những chiếc xe máy kéo theo ba gác lao vun vút, tiếc động cơ xe máy ầm ầm của hàng chăm chiếc xe đang lao vào bãi rác.

_DSC6922

Trong bóng đêm, ánh đèn đội đầu của những người bới rác soi sáng rực cả con đường

_DSC6754-2

 

_DSC6873

 

KIE_5923-2

 

 

Trong công cuộc kiếm tìm, ngập ngụa trong rác, họ tìm kiếm túi nilon, nhựa, sắt vụn... nhưng chủ yếu là túi nilon, để riêng từng loại, giặt và phơi khô mới bán được. 

Nilon giá 2.000 đồng/kg, nhựa dẻo 5.000 đồng, nhựa chết 3.000 đồng, sắt thép khoảng 2.000 đồng nhưng cũng tùy thời điểm.

Người nào khỏe mạnh và biết việc một đêm có thể kiếm được vài tạ phế liệu, thu nhập thường trung bình từ 200 đến 300 nghìn đồng.

Trước đây khi khu xử lý mới đi vào hoạt động, người dân ra vào tự do suốt đêm, không cố định giờ giấc.

Nhưng khi xe rác về bãi nhiều, người dân lại đứng xung quanh rất nguy hiểm nên Ban quản lý bãi đã quyết định từ 3h sáng mới cho người dân vào bãi, lúc đó sẽ dừng tất cả hoạt động của xe rác.

Webp.net-gifmaker

 

Với họ, việc đua nhau vào đến bãi rác trước chỉ một mục đích duy nhất là giải trí cho đỡ buồn ngủ trong đêm.

_DSC6807

 

_DSC6844

 

KIE_5933-2

 

 

Được đưa vào hoạt động năm 1999, kể từ đó đến nay bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) đã trở thành nơi mưu sinh của hàng trăm người dân ở các xã lân cận như Bắc Sơn, Nam Sơn. 

Trước đây, khi chưa có bãi rác nghề chính của người dân vẫn là nghề nông, cuộc sống lay lắt mãi cũng chỉ đủ ăn.

Nhưng từ khi nghề bới rác ra đời, đời sống người dân cũng thay đổi nhiều, cũng có của ăn của đề, xây được nhà mua được xe máy.

Cảnh quen thuộc là từ 2h sáng, hàng trăm người nằm ở cửa bãi chờ đợi. Họ ngồi chia sẻ chuyện gia đình, chuyện cuộc sống, chuyện rác, chuyện tiền nóng hoặc đôi khi chỉ nói chuyện cho vui.

Người đàn ông yêu rác

Picture 1377094

 

 Anh Hà Văn Chính, xã Bắc Sơn, Sóc Sơn Hà Nội được xếp vào những người có thâm niên lâu năm trong nghề bới rác.

Anh Chính kể trước đây anh cũng đi làm thợ xây ở Hà Nội nhưng rồi công việc ở xa nhà, không chăm lo được gia đình khiến anh lại quay về nhà làm nghề rác. 

_DSC6958-2

 

Về nhà khi trời đã sáng, anh Chính đã quá hiểu công việc này, anh luôn bới được rất nhiều rác tốt, bán có giá.

Chiếc xe lôi chất cao ngang đầu người những bao rác thành quả lao động của anh suốt đêm. 

Về nhà chưa kịp nghỉ ngơi, ảnh đổ ngay ra sân để phân loại nilon giấy, nhựa, gỗ, vỏ lon ... công việc ngày nào cũng như ngày nào đều giống nhau.

Chiều khi nilon đã khô anh lại chở đi bán cho xưởng thu mua ở cùng làng.

_DSC7075

 

_DSC7026

 

_DSC7141-2-2

 

 

Hút một hơi thuốc, anh Chính cười rồi bảo: 'Làm nghề nào yêu nghề ấy em ạ, nó cho mình tiền bạc để nuôi sống gia đình, cho con cái ăn học, mà lại được ở gần nhà rồi cũng có thêm thời gian để lo được con gà con lợn rồi vườn tược... Đến bây giờ nghĩ lại anh thấy anh yêu rác.'

_DSC7120

Nghề nhặt rác mang đến cho anh Chính thu nhập để nuôi gia đình mà không phải đi xa như làm phụ hồ, 'lại được ở gần nhà rồi cũng có thêm thời gian để lo được con gà con lợn rồi vườn tược'.

Kể về những lần bị tai nạn trong công việc, anh cho rằng mình may mắn khi mới chỉ bị đinh đâm vào chân, xước sát tay chân vài lần nhưng không nghiêm trọng. 

Lúc đầu anh cũng làm vì mưu sinh, vì cuộc sống, cũng vất vả mà lại bẩn thỉu hôi thối, nhưng lâu dần nó quen, không đi lại thấy nhớ - Anh Chính vừa nói vừa lấy chiếc áo lau khuôn mặt còn đang lấm lem nước bẩn trộn lẫn mồ hôi. 

Người dân đôi khi cũng rất bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối, ruồi muỗi tràn lan. Trong tháng 7 vừa rồi, dịch ruồi bùng phát ở quanh bãi rác Nam Sơn, có những nhà còn bắt được cả cân ruồi trong nhà.

Ban quản lý cũng đã rất nỗ lực đưa các biện pháp để giải quyết vấn đề này. 

Cuộc sống mưu sinh trong bãi rác vất vả nhưng cải thiện được phần nhiều đời sống của những người dân ở xung quanh.

Những người đàn ông như anh Chính ở vùng này không ít, họ cũng đi làm xa nhiều nơi rồi cuối cùng cũng quay về với bãi rác, tuy vất vả hơn, có khi lại ảnh hưởng cả sức khỏe nhưng được ở gần gia đình, chăm lo được cho vợ con. 

Sống trong rác, cuộc sống gắn liền với rác nhưng những người này luôn ước vọng một ngày nào đó họ sẽ thoát khỏi đây, để bắt đầu với một cuộc sống mới thanh sạch, tươi sáng hơn...

_DSC7152

Anh Chính quay lại nhìn đứa con trai 3 tuổi đang chơi đùa trong nhà: 'Chỉ mong sau này đời nó sướng hơn đời anh'. 

Thế Sơn- Kiều Dương

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO