Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cấp nhầm thuốc phá thai cho bà bầu sẽ bị xử lý như thế nào?

Sự việc cấp nhầm thuốc phá thai cho 3 sản phụ khiến 1 sản phụ sảy thai đang gây xôn xao dư luận. Việc xử lý đối với hành vi này sẽ như thế nào?

Cấp nhầm thuốc phá thai cho bà bầu sẽ bị xử lý như thế nào? 0

Trao đổi với Gia Đình Mới ngày 2/4, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: “Phải nói rằng đây là một sự việc xảy ra ngoài ý muốn nhưng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, gây thiệt mạng cho bệnh nhân và gây tâm lý hoang mang cho người bệnh khi khám, chữa bệnh, tại bệnh viện cũng như các cơ sở y tế. Mà nguyên nhân xuất phát từ sự tắc trách của nhân viên y tế.

Việc lấy nhầm thuốc cho bệnh nhân là hành vi vô cùng nghiêm trọng, có thể gây thiệt mạng cho bệnh nhân, hành vi này thường là những hành vi Vi phạm quy định việc cấp phát thuốc trong ngành y tế và những quy định của bệnh viện, các cơ sở y tế khi thực hiện thủ tục cấp, phát thuốc cho bệnh nhân.

Vì vậy, hành vi này có dấu hiệu của tội vi phạm các quy định về cấp phát thuốc theo quy định tại Điều 315 Bộ Luật hình sự.

Theo luật sư, trong việc phía cơ quan điều tra và bệnh viện phải có trách nhiệm làm rõ nguyên nhân của việc nhầm lẫn nêu trên để có biện pháp xử lý phù hợp, tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra đồng thời làm cơ sở để truy trách nhiệm đối với những người có liên quan.

Người nào có lỗi, vi phạm về khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh nêu trên đồng thời phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho gia đình nạn nhân.

Bao gồm các khoản chi phí cứu chữa, chi phí mai táng, tiền tổn thất về tinh thần, tiền công người chăm sóc và tiền cấp dưỡng cho người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng theo các quy định của bộ luật dân sự hiện hành”.

  Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội

Điều 315, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, quy định về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác như sau: 

‘1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm’.

Ngọc Nga/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO