Báo Điện tử Gia đình Mới

Đừng dại nói 10 câu này với sếp nếu không muốn mất việc sớm

Khi nói chuyện với sếp, có 10 sai lầm mà bạn cần tránh nếu không muốn mất thiện cảm, thậm chí là mất việc.

"Tôi cần tăng lương vì phải sửa nhà"

01

Bạn có thể và nên đề xuất tăng lương nếu có thành quả thực tế trong công việc. Còn vấn đề và nhu cầu cá nhân không phải là lý do chính đáng trong quá trình làm việc của bạn.

Thực tế thì sếp cũng không quan tâm vấn đề riêng của bạn đâu, trừ khi bạn ở trong tình huống thật sự khó khăn và cần giúp đỡ, nếu không thay vì khiến sếp rủ lòng thương, hãy chứng minh rằng mình xứng đáng được trả lương cao hơn.

Bạn nên nói: "Sáu tháng qua tôi đã đạt năng suất gấp 3 lần, vì vậy tôi đề xuất được tăng lương."

"Ở văn phòng chẳng có gì làm cả, hôm nay tôi về sớm được không?"

Empty

Nếu công việc của bạn có một kế hoạch cụ thể hàng ngày, tức là bạn có thể về sau khi hoàn thành, thì bạn có thể dùng câu này sau khi đã xong việc,

Nếu không thì đừng bao giờ nói câu này. Câu nói ấy cho thấy bạn không hứng thú với công việc, ngoài ra bạn có thể bị giao hàng tá việc khác thay vì được cho về nhà.

Bạn nên nói"Hôm nay tôi xin phép về sớm được không?" Thường câu này sẽ đi kèm một lý do, nhưng không thực sự cần thiết phải nói ra. Nếu phải nói thì đừng lấy lý do buồn chán hay không có việc gì để làm.

"Đó là lỗi của A"

Empty

Dám nhận lỗi khi mình sai, không phán xét hay đổ cho người khác sẽ cho sếp thấy bạn là người thành thục, đáng tin và đáng tôn trọng, cho dù bạn đã mắc lỗi.

Còn nếu đó thực sự là lỗi của đồng nghiệp A nào đó, thì có rất nhiều cách để nói mà không làm mất lòng mọi người và hành động của bạn không bị coi như trẻ con.

Bạn nên nói: "Vâng, tôi đã không chú ý chi tiết đó. Từ giờ tôi sẽ cẩn thận hơn. Chúng ta có thể sửa chữa bằng cách này..."

"Tôi đi"

Empty

Nếu bạn quyết định đi thì hãy yên lặng đi. Đừng dập cửa để tỏ thái độ hay giữ quan điểm của bạn. Sau nhiều lần như vậy mọi người sẽ không coi trọng bạn nữa.

Bạn cần biết rằng không có ai là người không thể thay thế được. Đừng ngạc nhiên, sau khi bạn đóng cánh cửa ấy lại, bạn sẽ sớm nhận ra rằng không ai cho bạn bước vào nữa.

Bạn nên nói: "Có vẻ chúng ta không cùng quan điểm."

"Trước giờ chúng tôi vẫn làm theo cách này"

Empty

Bất kể bạn đang nói về cách làm của sếp cũ hay thói quen của chính bạn, câu nói này cũng tương tự như khi bạn nói với người yêu rằng "người yêu cũ của anh/em... giỏi hơn" hay "mẹ tôi nấu ngon hơn".

Không ai thích sự so sánh như vậy cả và đằng sau câu nói này thường là sự lười biếng và lười thay đổi.

Xã hội hiện đại phát triển với tốc độ chóng mặt, con người cần tư duy linh hoạt hơn thay vì bảo thủ.

Bạn nên nói: "Đề nghị của sếp nghe hơi lạ. Có thể sẽ gặp một số khó khăn."

"Tôi sẽ cố"

Empty

Câu này thường có nghĩa là bạn sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Nếu có chuyện gì xảy ra thì câu nói này giúp bạn trốn tránh trách nhiệm.

Bạn nói "Tôi sẽ cố" nhưng sếp sẽ hiểu rằng "Tôi sẽ không làm đâu". Câu nói này khá là tệ, chỉ kém "Tôi không làm được" mà thôi.

Tốt hơn bạn cần thảo luận trước những khó khăn và đến cuối cùng thì hãy thành thật nói xem sai sót ở đâu, khi nào.

Bạn nên nói: "Vâng, tôi sẽ làm" hay "Tôi cần suy nghĩ, thứ 6 tôi sẽ có câu trả lời".

"Tôi có quá nhiều việc phải làm"

Empty

Mọi nhân viên làm việc để đạt được mục tiêu chung của công ty. Những công việc bạn làm có nhắm đến mục tiêu ấy không? Nếu sếp đặt ra nhiệm vụ mới cho bạn thì có thể kế hoạch hoạt động đã thay đổi.

Do đó bạn cần làm rõ hiện tại nhiệm vụ nào là ưu tiên. Đôi khi bạn sẽ phải bỏ lại mọi việc để tập trung vào một nhiệm vụ mới, hoặc có thể công việc hiện tại của bạn quan trọng hơn. Khi đó sếp bạn có thể xem xét việc tuyển người mới để làm phần nhiệm vụ đó thay bạn.

Bạn nên nói: "Tôi cũng đang làm dự án mà sếp giao hôm qua. Vậy việc nào cần được ưu tiên ngay bây giờ ạ?"

"Tôi được gì nếu làm việc này?"

Empty

Đồng ý là bạn phải được trả lương cho việc của mình, nhưng nếu chỉ một việc nho nhỏ cần bạn giúp đỡ và bạn hoàn toàn có thể làm miễn phí mà bạn cũng đề nghị thưởng thì sếp sẽ thấy bạn nhỏ mọn.

Tuy nhiên cũng cần cẩn thận, nếu lúc nào bạn cũng đồng ý giúp đỡ thì lòng tốt của bạn có thể bị lợi dụng.

Ngoại trừ những yêu cầu giúp đỡ khẩn cấp thì giúp đỡ người khác quá nhiều sẽ khiến bạn không được nghỉ ngơi và không có cuối tuần.

Bạn nên nói: Đơn giản nói "Vâng" là đủ.

"Không phải chuyện của tôi"

Empty

Cùng một nhóm nghĩa là chung một thuyền, bất cứ vấn đề gì dù không liên quan đến bạn trong hôm nay cũng có thể to dần và làm chìm cả công ty cũng như sự nghiệp của bạn trong mai này.

Nếu biết cách giải quyết vấn đề thì hãy lên tiếng, cho dù cách đó không hiệu quả thì ít nhất bạn cũng thể hiện được sự quan tâm của mình.

Bạn nên nói: "Tôi không rõ lắm nhưng có lẽ chúng ta nên làm như vậy..."

"Tôi chỉ nghĩ..."

Empty

Sau khi nghe câu này, sếp nào cũng thường thở dài, mắt nhìn ngược lên tỏ vẻ ngao ngán và không đồng tình.

Nếu có gì không rõ, tốt nhất hãy làm rõ vấn đề trước khi bắt tay hoàn thành công việc. 

Như đã nói, dám nhận lỗi và nhận trách nhiệm sẽ được đánh giá cao hơn bất cứ lời bào chữa nào.

Bạn nên nói: "Có vẻ chúng ta có hiểu nhầm lẫn nhau. Tôi sẽ sửa lỗi này và cẩn thận hơn lần tới."

Trang Đặng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO