Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Gắp chiếc đinh vít dài, sắc nhọn trong bụng của bệnh nhi 20 tháng tuổi

Trong lúc chơi đùa trẻ không may nuốt phải chiếc đinh vít dài, sắc nhọn. Dị vật này có thể đâm thủng ruột, dạ dày bé nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bé N.H.H. (20 tháng tuổi) được người nhà đưa vào Bệnh viện Hữu nghị ĐK Nghệ An cấp cứu và bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi nuốt phải dị vật kim khí.

Kết quả nội soi cho thấy tại đoạn cuối tá tràng của bé có hình ảnh dị vật kim loại một đầu sắc nhọn, có thể đâm thủng ruột, dạ dày của bé, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngay lập tức, các bác sĩ nội soi gắp đinh vít sắt ra ngoài an toàn bằng phương pháp thòng lọng.

  Chiếc đinh vít dài, sắc nhọn được gắp ra khỏi bụng bệnh nhi

Chiếc đinh vít dài, sắc nhọn được gắp ra khỏi bụng bệnh nhi

Trước đó, bé L.Đ. (13 tháng tuổi), trú tại TP Vinh, Nghệ An cũng được các y bác sĩ bệnh viện gắp lấy một chiếc nhẫn đính đá trong dạ dày của bé ra ngoài an toàn.

Được biết, trong lúc chơi đùa cùng chị gái, bé đã bỏ vào miệng ngậm 1 chiếc nhẫn. Dù đã được mẹ và chị phát hiện ra, nhưng chiếc nhẫn vẫn theo phản xạ nuốt của trẻ và trôi xuống đường ruột.

Với cấu tạo có đính đá gồ lên mặt nhẫn, dưới tác động lực co bóp của dạ dày, dị vật đã gây nên tình trạng xước xát niêm mạc, xung huyết dạ dày của bé Đ.

Với sự phối hợp của khoa Thăm dò chức năng và Nhi Sơ sinh, dị vật trong dạ dày của bé đã được lấy ra an toàn, tình trạng hoảng loạn, lo sợ của bé đã được giải quyết.

  Hình ảnh chiếc nhẫn gắn đá trong bụng bệnh nhi

Hình ảnh chiếc nhẫn gắn đá trong bụng bệnh nhi

Cách đây không lâu, bác sĩ của khoa Nhi Sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị ĐK Nghệ An cũng từng tiếp nhận 1 bệnh nhi 2 tuổi nuốt chiếc bản lề cửa. Rất khó khăn, bác sĩ mới có thể nội soi lấy được dị vật.

Các bác sĩ khuyễn cáo, thời điểm trẻ bắt đầu biết đi là khoảng thời gian trẻ tự khám phá thế giới xung quanh và tất cả mọi đồ vật đều được trẻ cầm lên và cho vào miệng nên nguy cơ dị vật đường tiêu hóa của trẻ nhỏ là rất cao.

Ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật, nếu trẻ không tím tái, không ho rũ rượi thì bố mẹ cần phải bình tĩnh, cho trẻ há miệng và quan sát bên trong khoang miệng trẻ xem còn có dị vật nào còn mắc trong không.

Tuyệt đối nếu không quan sát thấy dị vật thì không được dùng tay để thăm dò, cố tính lấy dị vật hoặc cố tính kích thích cho trẻ nôn ra. Việc làm trên có thể gây tổn thương các cơ quan cho trẻ, gây kích thích làm dị vật lọt vào đường thở.

Đối với các dị vật trơn nhẵn, kích thước nhỏ như các loại hạt: hạt ngô, viên bi nhỏ… và trẻ không ho rũ rượi, không tím tái thì mẹ có thể bình tĩnh chờ em bé tự thải ra theo đường phân. Bố mẹ cần phải theo dõi tính chất nôn, phân của trẻ. Nếu trẻ nôn máu hoặc đi ngoài phân đen thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Đối với các dị vật sắc nhọn, cản quang, các dị vật gây độc cho trẻ thì cần đưa trẻ đến nhanh các cơ sở có khả năng nội soi gắp dị vật.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO