Báo Điện tử Gia đình Mới

Giành lại sự sống cho bệnh nhi 8 tháng tuổi bị hẹp khí quản bẩm sinh, tỷ lệ tử vong 90%

Bé trai 8 tháng tuổi được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, viêm phổi rất nặng trên nền bệnh tim bẩm sinh, tồn tại ống động mạch lớn gây tăng áp lực động mạch phổi.

  Bệnh nhi 8 tháng tuổi bị hẹp khí quản bẩm sinh, tim bẩm sinh được các bác sĩ kịp thời cứu sống

Bệnh nhi 8 tháng tuổi bị hẹp khí quản bẩm sinh, tim bẩm sinh được các bác sĩ kịp thời cứu sống

Ngày 21/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, các bác sĩ vừa cứu sống bệnh nhi H.M.N. (8 tháng tuổi, ở Đắk Lắk) bị hẹp khí quản bẩm sinh kèm theo bệnh tim bẩm sinh.

Bệnh nhi được chuyển đến viện trong tình trạng nguy kịch, viêm phổi rất nặng trên nền bệnh tim bẩm sinh, tồn tại ống động mạch lớn gây tăng áp lực động mạch phổi.

Qua thăm khám, các bác sĩ khoa Cấp cứu phát hiện bệnh nhi còn bị hẹp khí quản bẩm sinh khiến tình trạng của bé trở nặng. Trong trường hợp này tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%.

Nếu chỉ chú ý đến bệnh tim bẩm sinh của bé thì khi thực hiện phẫu thuật về tim của bệnh nhi chắc chắn sẽ khó có thể qua khỏi.

Mắc cả 2 bệnh lý nguy hiểm, hẹp khí quản bẩm sinh nặng kèm quai động mạch phổi trái cùng với tồn tại ống động mạch lớn gây tăng áp lực động mạch phổi nặng đã khiến bệnh nhi rơi vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Phẫu thuật là cơ hội cứu sống duy nhất.

Theo ThS.BS. Nguyễn Trần Việt Tánh, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi đã được chuyển lên phòng mổ trong tình trạng bị ngưng tim và phải mất một thời gian hồi sức mới ổn định lại, cuộc phẫu thuật phải hoãn lại.

Các bác sĩ trong ê-kíp đã tiến hành hội chẩn ngay lập tức và tiên lượng cơ may sống sót của bệnh nhi chỉ có 10%.

Cuộc phẫu thuật tiến hành khẩn trương để thiết lập máy tuần hoàn ngoài cơ thể trước khi bệnh nhi trở nặng và phải mất 6 giờ căng thẳng ê-kíp mổ mới hoàn thành.

Sau khi phẫu thuật xong bệnh nhi vẫn chưa thể ổn định ngay mà liên tục những cơn tím tái trong phòng mổ, phải mất thêm gần 2 tiếng sau ê-kíp phẫu thuật mới chuyển bé qua hồi sức một cách an toàn.

Tuy nhiên, những ngày sau đó bệnh nhi dần ổn định lại và đã có thể cai máy thở 6 ngày sau trước sự vui mừng của toàn bộ ê-kíp.

ThS.BS. Vũ Trường Nhân, Phó khoa Ngoại tổng hợp chịu trách nhiệm chuyên môn về phẫu thuật lồng ngực cho biết: Hẹp khí quản bẩm sinh là bệnh khá hiếm gặp với tần suất vào khoảng 1/65.000 và những trường hợp hẹp khí quản mà kèm bệnh tim bẩm sinh thì còn hiếm hơn nữa.

Các bậc phụ huynh có trẻ bị nghi ngờ hoặc mắc các bệnh bẩm sinh về phổi, lồng ngực, khí quản, tim mạch cần đưa trẻ đến khám để các bác sĩ có phương án điều trị tốt nhất cho trẻ.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO