Báo Điện tử Gia đình Mới

7 nguyên tắc để áp dụng kỷ luật tích cực với con trẻ

Trước vụ việc cô giáo quỳ xin lỗi vừa qua, nhiều ý kiến đồng ý rằng quan niệm "thương cho roi cho vọt" là quá lỗi thời, và giáo dục cần áp dụng cách kỷ luật trẻ không bạo lực, còn gọi là "kỷ luật tích cực".

cach ky luat tre

Đây là hình thức kỷ luật đã được áp dụng ở những quốc gia tiên tiến và cũng là phương pháp giáo dục được đưa vào nhà trường ở Việt Nam nhiều năm nay, song có thể thấy không ai phải cũng nắm rõ tinh thần của "kỷ luật tích cực", kể cả giáo viên và phụ huynh.

Vậy làm thế nào để kỷ luật con trẻ một cách tích cực, tạo gắn kết giữa cha mẹ và con cái nhiều hơn và hòa bình hơn, thay vì những hình thức như đe dọa, la hét và những hình thức trừng phạt thân thể?

Sau đây là 7 nguyên tắc dành cho cha mẹ để có thể áp dụng kỷ luật tích cực với con cái.

1. Phải hiểu ý nghĩa đằng sau hành vi của trẻ

Naomi Aldort, tác giả cuốn sách "Raising Our Children, Raising Ourselves" (tạm dịch: Nuôi dạy con cái, nuôi dạy chính mình) cho rằng trẻ con luôn muốn ứng xử tốt; nếu chúng hành xử sai thì hẳn là phải có lý do nào đó.

"Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải nhận ra rằng bất kể con đang làm gì, dù chúng ta có thể dán nhãn đó là hư, nhưng thực ra con chỉ đang làm việc đó hết sức mình mà thôi. Cha mẹ có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân tại sao con làm như thế" - Aldort chia sẻ.

"Một khi hiểu được căn nguyên của hành vi, chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ nguyên nhân đó hoặc chữa lành những cảm xúc và đứa trẻ sẽ không còn động cơ làm như vậy nữa.

Vậy nên cha mẹ hãu tự hỏi bản thân mình: có phải con đánh anh/chị/em là vì muốn thu hút sự chú ý của bạn? Có phải bạn mải nghe điện thoại quá lâu hay nỡ lơ là con khi bạn đang bù đầu với việc nhà? 

Nếu là vậy, bạn phải tự thay đổi hành vi của mình như thế nào để thỏa mãn nhu cầu của con? 

2. Cha mẹ phải biết tự kiểm soát bản thân (thay vì cố gắng kiểm soát con)

Cha mẹ là tấm gương con sẽ soi vào và làm theo (Ảnh: Parents Magazine)

Cha mẹ là tấm gương con sẽ soi vào và làm theo (Ảnh: Parents Magazine)

Những phút nóng giận chúng ta thường khó giữ tỉnh táo. Tiến sĩ Katharine C. Kersey, tác giả cuốn sách "The 101s: A Guide to Positive Discipline" (tạm dịch "Hướng dẫn kỷ luật tích cực"), cho biết: "Cha mẹ phải mô phỏng những hành vi mà cha mẹ muốn trẻ làm theo. Hãy nhớ nếu cha mẹ cứ la hét, đánh nhau thì con cái sẽ bắt chước."

Nếu cha mẹ không muốn trẻ làm điều gì đó thì đừng làm hành vi tương tự trước mặt trẻ, vì trẻ con sẽ học rất nhanh.

Khi nóng giận, hãy đếm đến 10, thở sâu hoặc đi ra ngoài cho đến khi lấy lại bình tĩnh.

Jim Fay, nhà sáng lập Love and Logic cũng đồng ý với quan điểm này: "Thái độ giận dữ và thất vọng của cha mẹ dẫn đến những hành vi sai trái của con".

Thay vì quát mắng khi con bạn làm sai, sao bạn không thử nhẹ nhàng nhắc nhở con, chẳng hạn khi con ném đồ chơi dù đã đượ c nhắc là dừng hành động đó lại, hãy nhẹ nhàng nói "Trời ơi, thật buồn con lại ném xe tải đi lần nữa. Mẹ nghĩ bạn xe tải sẽ bỏ đi mất thôi.

3. Không bỏ qua hành vi xấu nào dù là nhỏ nhất

Aldort cho biết nhiều phụ huynh thường bỏ qua những hành vi xấu nào đó của con khi mới chớm, vì cho rằng... tự nó sẽ trôi qua. Nhưng cô khẳng định nó sẽ không trôi qua dễ dàng như vậy.

Cha mẹ phải dập tắt những hành vi xấu ngay khi vừa có bắt đầu ở cấp độ nhỏ. Ví dụ nếu con cắn trẻ khác, hãy ôm vai con và nói cho con biết hành vi đó là không chấp nhận được. Nếu con vẫn tiếp tục, hãy tách con khỏi tình huống đó.

Đôi khi con sẽ tranh cãi lại lệnh của cha mẹ. Khi điều đó xảy ra, Fay cho rằng biện pháp hòa giải là nhắc đi nhắc lại một câu đơn giản: "Cha/mẹ yêu con nên không muốn tranh cãi với con đâu."

4. Thể hiện chú ý vào những hành vi của con mà bạn thích (thay vì hành vi bạn không thích)

Trẻ thường cư xử sai quấy vì muốn có được sự chú ý của cha mẹ

Trẻ thường cư xử sai quấy vì muốn có được sự chú ý của cha mẹ

Trẻ thường cư xử sai quấy vì muốn có được sự chú ý của cha mẹ, vậy nên đôi khi bạn phải ra vẻ tảng lờ với những hành vi mà bạn không muốn con lặp lại. 

Ví dụ khi con khóc lóc mè nheo, rên rỉ than vãn, cứ giả điếc và bỏ đi, con sẽ nhanh chóng hiểu ra chúng nên nói chuyện với cha mẹ thay vì quấy khóc.

5. Nói giảm nói tránh

Một đứa trẻ suốt ngày phải nghe những từ "Đừng", "Không được" sẽ tự động bỏ ngoài tai những từ ngữ cảnh báo ấy.

Thay vì ra lệnh cho con không được làm gì, Kersey khuyên các ông bố bà mẹ nên đưa ra gợi ý về một hành vi tích cực để thay cho hành vi sai trái.

Ví dụ khi cùng đi siêu thị với cha mẹ mà con quấy khóc, hay nhờ con giúp nhặt cam vào giỏ hay sắp xếp lại đồ trong giỏ mua sắm. 

6. Cho con biết bạn đang mệt mỏi

Cha mẹ nào cũng từng trải qua cảm giác mệt mỏi khi con quấy khóc, nhưng bạn đã từng dùng chính điều đó để nhắc nhở con hay chưa? Fay gọi đây là nguyên tắc "mệt mỏi".

Ví dụ bạn có thể chấm dứt một cuộc tranh cãi giữa các con bằng cách nói rằng: "Các con đừng cãi nhau ở đây nữa, nghe các con cãi nhau mẹ mệt mỏi lắm, chắc không còn sức để đưa các con đi công viên sau bữa tối nữa."

7. Không phần thưởng

Trao thưởng có thể làm con nảy sinh tâm lý đòi hỏi (Ảnh: New York Times)

Trao thưởng có thể làm con nảy sinh tâm lý đòi hỏi (Ảnh: New York Times)

Khi con làm một điều ngoan, nhiều cha mẹ sẽ thưởng con một cái gì đó như chiếc kẹo, nhưng Fay cảnh báo cha mẹ không nên làm như vậy.

Trao phần thưởng cho con trong những trường hợp này sẽ gửi thông điệp sai lầm, khiến trẻ cho rằng làm điều tốt là nghĩa vụ, và phải được thưởng công thì mới làm.

Thay vào đó, Fay cho rằng "món quà ý nghĩa nhất với con chính là thời gian được ở bên cha mẹ".

Kersey cũng nhất trí rằng dành thời gian bên con là yếu tố làm nên đứa trẻ ngoan ngoãn, hạnh phúc.

Cô khuyên mỗi cha mẹ phải dành ra ít nhất 15 phút mỗi ngày để trò chuyện với con và trong thời gian đó, hãy làm điều gì đó mà con bạn muốn làm. Hãy thì thầm với con rằng bạn yêu chúng nhường nào.

Đây là cách đầu tư tốt nhất thay vì bất cứ khoản phần thưởng nào bạn dành cho con.

Theo Bridget Bentz Sizer

Thư Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO