Báo Điện tử Gia đình Mới

Bắt học sinh tự tát mình: Cô giáo thể hiện sự bế tắc, không có năng lực chuyên môn

Chuyên gia trẻ em Trần Ban Hùng cho rằng: “Là một giáo viên, cô giáo này đã được đào tạo để làm nghề nhưng lại dùng bạo lực để giải quyết chứng tỏ cô giáo không có năng lực về chuyên môn".

Mới đây, phụ huynh học sinh lớp 5/2 trường Tiểu học Trần Văn Ơn, quận Tân Bình, TP.HCM có phản ánh cô giáo chủ nhiệm lớp 5/2 tên N.T.T đã ra hình phạt học sinh tự tát vào mặt mình nói chuyện riêng trong lớp.

Trao đổi với Gia Đình Mới về hình phạt của cô giáo N.T.T. đối với học sinh, ông Trần Ban Hùng, chuyên gia bảo vệ trẻ em cho biết: “Cách dùng hình phạt để dạy dỗ học sinh của cô giáo này là cách lạc hậu trong giáo dục trẻ.

Điều này thể hiện sự bế tắc, cô giáo không biết dạy ra sao, không kiềm chế được cảm xúc của mình nên dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

  Giáo viên dùng bạo lực để dạy học sinh chứng tỏ cô giáo không có năng lực về chuyên môn. Ảnh minh họa

Giáo viên dùng bạo lực để dạy học sinh chứng tỏ cô giáo không có năng lực về chuyên môn. Ảnh minh họa

Là một giáo viên, cô giáo này đã được đào tạo để làm nghề nhưng lại dùng bạo lực để giải quyết chứng tỏ cô giáo không có năng lực về chuyên môn”.

Nói rõ hơn về những sai phạm của cô giáo khi xử phạt học sinh bằng cách để học sinh tự tát vào mặt mình, vị chuyên gia về trẻ em này chỉ rõ, ép học sinh tự tát vào mặt là cô giáo đang dùng nhục hình với học sinh.

Xét về mặt luật pháp thì hành vi của cô giáo vi phạm luật giáo dục, luật trẻ em và luật hình sự. Cô quản lý lớp bằng cách dùng nhục hình như vậy là không chấp nhận được.

Hơn nữa, về mặt giáo dục, trẻ sẽ không thể học được gì khi bị sợ hãi, bị nhục nhã và như vậy cô giáo đã không làm tốt công việc chuyên môn của mình.

Sự việc diễn ra không chỉ cô giáo mắc sai phạm, mà theo ông Trần Ban Hùng, để diễn ra hành vi bạo lực trong trường, lớp như vậy cần xem xem vấn đề: “Cô giáo đặt quy định xử phạt trên lớp đã được hiệu trưởng thông qua chưa?. Bởi về nguyên tắc, các quy định trong lớp phải thống nhất với các nội quy của trường học.

Để một quy định sai như vậy tồn tại trong lớp học cần phải xem xét trách nhiệm của hiệu trưởng.

Người hiệu trưởng quản lý giáo dục tại trường học phải nắm được các quy định trong lớp để đảm bảo các quy định trong lớp học không vi phạm quy định luật pháp, không trái quy định của trường học. Đồng thời không có các hình thức nhục hình, hành hạ người khác.

Cô giáo đặt ra những quy định sai như vậy trong lớp học mà hiệu trưởng, quản lý không có ý kiến gì thì cần phải truy trách nhiệm của người quản lý vì lỗi quản lý trường học mình không tốt” – ông Hùng nhấn mạnh.

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO