Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Chuyên gia cảnh báo: Không có khái niệm 'bộ phận an toàn' trên cơ thể khi đánh trẻ

Nhiều cha mẹ từng phạt con bằng cách đánh vào mông, bạt tai vì nghĩ rằng đó là nơi an toàn trên cơ thể. Nhưng các chuyên gia chỉ ra không phải vậy.

danh-mang-con

Khi được hỏi về việc dùng đòn roi, quát mắng để dạy dỗ con, nhiều cha mẹ cho rằng họ xác định một số vùng an toàn để đánh trẻ và nghĩ đó không ảnh hưởng đến trẻ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về bảo vệ trẻ em, tất cả các hình phạt đó đều ảnh hưởng đến trẻ.

Việc sử dụng các hình phạt về tinh thần như quát mắng trẻ là thể hiện sự không tôn trọng nhân phẩm của trẻ.

Trẻ em nhiều khi bị xem như là ‘cái thớt’ để bố mẹ xả vào những sự căng thẳng, áp lực của mình.

Người khác đánh con, mắng con là không được, nhưng tại sao bố mẹ có thể đánh, mắng? Đó chỉ là sự thể hiện quyền lực của bố mẹ. Và không có đánh mắng an toàn.

Ông Trần Ban Hùng - Chuyên gia bảo vệ trẻ em khẳng định 'không có đánh mắng trẻ an toàn'

Ông Trần Ban Hùng - Chuyên gia bảo vệ trẻ em khẳng định 'không có đánh mắng trẻ an toàn'

Ông Trần Ban Hùng, chuyên gia bảo vệ trẻ em nhấn mạnh: ‘Trong những lần dạy về Kỷ luật tích cực, tôi có nghe các học viên chia sẻ rằng họ đánh mắng học sinh một cách có giáo dục. Vậy có anh/ chị nào có thể chỉ ra cho tôi tài liệu quy định đánh mắng có giáo dục?’…

Quan niệm truyền thống vẫn xem việc đánh, mắng con là việc gia đình, là cách để dạy dỗ con thành người. Nhưng đó thực chất lại là những hành vi bạo hành trẻ nhỏ cả về thể chất và tinh thần.

Trừng phạt thân thể là những hành động gây thương tích, đau đớn trực tiếp hoặc gián tiếp trên thân thể trẻ em.

Trong đó bao gồm các hành vi đánh bằng roi, vụt vào tay, cốc đầu, túm tóc, véo tai, cắt hoặc cạo tóc, bắt quỳ trên sỏi, bắt đứng hoặc ngồi với tư thế không thoải mái trong khoảng thời gian dài…

Trừng phạt tinh thần là những hành vi gây ra tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm của trẻ em.

Ví như việc mắng chửi, đe dọa, sỉ nhục chế nhạo, làm trẻ xấu hổ, làm trẻ hoảng loạn, cảm thấy mình bị bỏ rơi…

Trong nhiều trường hợp, trừng phạt tinh thần thường xảy ra cùng với trừng phạt thân thể. Và trừng phạt tinh thần khó phát hiện hơn so với trừng phạt thân thể.

Thay vì dùng đòn roi, quát mắng để dạy dỗ con trẻ, bố mẹ nên chọn kỷ luật tích cực nhằm thay thế cho hình phạt về thể chất và tính thần với trẻ, khuyến khích sự tham gia và trách nhiệm của trẻ trong những quyết định liên quan.

ky-luat-tich-cuc2
Việc người lớn mắng chửi, đe dọa, đánh đập... sẽ làm trẻ hoảng loạn, cảm thấy mình bị bỏ rơi

Việc người lớn mắng chửi, đe dọa, đánh đập... sẽ làm trẻ hoảng loạn, cảm thấy mình bị bỏ rơi

Dạy trẻ bằng phương pháp kỷ luật tích cực như thế nào?

Theo chuyên gia Trần Ban Hùng, nếu muốn thay đổi hành vi nào đó ở trẻ, trước hết cần làm cho trẻ hợp tác chứ không phải đối đầu.

Nếu muốn trẻ có tính hợp tác và tôn trọng người lớn, người lớn cần hợp tác và thể hiện sự tôn trọng với trẻ. Và điều đó được thực hiện bằng 3 cách dưới đây.

1. Dùng hệ quả tự nhiên và logic

Áp dụng hệ quả tự nhiên là cách giúp trẻ nhận thức ra kết quả hành vi của mình một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn. Ví như khi không ăn sẽ bị đói, khi không ngủ sẽ bị mệt mỏi.

Áp dụng hệ quả logic là hệ quả có sự can thiệp của người lớn, do người lớn đưa ra khi trẻ cư xử không đúng mực hoặc phá vỡ các nguyên tắc và hậu quả đó có liên quan tới hành vi của trẻ.

Ví dụ như khi không làm bài tập ở nhà thì bị điểm kém, khi trẻ phá đồ chơi thì bố mẹ sẽ không mua đồ chơi trong thời gian tới.

2. Xây dựng các nội quy và giới hạn

Nội quy, nề nếp tạo cơ sở cho trẻ hiểu xem những hành vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới hạn không được vượt qua.

Việc duy trì nội quy, nề nếp kỷ luật cũng giúp duy trì trật tự, nề nếp gia đình, lớp học và xã hội sau này.

Ví như việc tôn trọng mọi người, quy định tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong, quy định làm việc nhà.

3. Thời gian tạm lắng

Là thời gian trẻ đang hoặc có nguy cơ thực hiện hành vi không mong muốn (như trêu chọc, đánh bạn, đánh anh chị em, đập phá đồ chơi…) bị tách ra khỏi hoạt động mà trẻ đang tham gia bằng cách cho trẻ ngồi một chỗ, không được chơi, nói chuyện như những trẻ khác.

Nên thi thoảng mới áp dụng và áp dụng trong khoảng thời gian ngắn thì mới có hiệu quả.

Trẻ nhỏ cần có một không gian hòa nhập để trẻ em thể hiện quan điểm của mình

Trẻ nhỏ cần có một không gian hòa nhập để trẻ em thể hiện quan điểm của mình

 4 yếu tố đảm bảo sự tham gia của trẻ em có ý nghĩa và hiệu quả 

1. Không gian 

- Một không gian hòa nhập để trẻ em thể hiện quan điểm của mình, không có sự phân biệt đối xử về giới, trình độ, học vấn, ngôn ngữ, tôn giáo, hoàn cảnh của bản thân… 

- Trẻ em có quyền quyết định tham gia hoặc không tham gia vào quá trình ra quyết định. 

- Không gian an toàn đảm bảo trẻ em được bảo vệ khỏi mọi sự xâm hại. 

- Không gian đối thoại hai chiều dựa trên tinh thần xây dựng, lắng nghe. 

2. Tiếng nói 

- Trẻ em nêu lên ý kiến của mình 

- Người lớn có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ trẻ em để trẻ em tự mình hình thành nên quan điểm của mình và chịu trách nhiệm trước ý kiến đó. 

- Để hình thành quan niệm của mình, trẻ em có quyền tiếp cận thông tin phù hợp. 

- Quan điểm của trẻ em có thể được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như lời nói, văn bản viết, tranh vẽ, ảnh chụp… 

3. Thính giả 

- Quan điểm của trẻ được lắng nghe bởi những người có trách nhiệm, có quyền ra quyết định. 

- Lắng nghe tích cực là điều cần thiết và thúc đẩy trẻ em đưa ra ý kiến của mình. 

- Bên cạnh lắng nghe tích cực, những cách khác để tiếp nhận thông điệp của trẻ em cũng cần được áp dụng. 

4. Tính ảnh hưởng 

- Ý kiến, quan điểm của trẻ em được ghi nhận một cách nghiêm túc và đưa vào thực tiễn một cách hợp lý. 

- Trẻ em nên nhận được những phản hồi liên quan đến ý kiến của mình. 

- Vì lợi ích tốt nhất của trẻ, do vậy những ý kiến của trẻ cần được ưu tiên xem xét trong những quyết định ảnh hưởng đến trẻ em.

Linh Ly/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO