Báo Điện tử Gia đình Mới

Khi con bị bạn đánh, bố mẹ có nên khuyên con đánh lại?

Ở trường con bạn bị đánh, bạn sẽ khuyên con nhẫn nhịn rồi tìm người giúp đỡ hay là đánh lại? Bài viết sau đây của Nhà tâm lý học Karyn Healy sẽ thảo luận về vấn đề này.

Khởi xướng bạo lực là không thể chấp nhận, nhưng đánh trả thì nên hay không?

Khởi xướng bạo lực là không thể chấp nhận, nhưng đánh trả thì nên hay không?

Nếu hỏi bất kỳ nhà trường nào xem học sinh bị đánh thì có nên đánh lại không, chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời cương quyết rằng 'Không'. Phần lớn giáo viên cũng nhất trí như vậy. 

Lý do họ đưa ra là, đánh lại có thể dẫn đến tình trạng bạo lực leo thang và thương tích nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Nhà trường và thầy cô có trách nhiệm bảo vệ an toàn của mọi học sinh; họ không thể cho phép và ủng hộ việc đánh lại vì nguy cơ học sinh sẽ bị thương.

Thế nhưng nếu nhà trường vẫn không thể chấm dứt được bạo lực, thì các nạn nhân phải làm thế nào?

Mặc dù hầu hết học sinh đều cho rằng việc khởi xướng bạo lực là không thể chấp nhận, nhưng nhiều người cho rằng nên đánh trả để chống lại và ngăn chặn bạo lực.

Thậm chí nhiều cha mẹ cũng khuyên con đánh lại. Đến cả giáo viên khi dạy con mình đôi khi cũng khuyến khích con làm điều này.

Ngoài sự trả thù thì đánh lại bao gồm yếu tố tự vệ, và ở văn hóa phương Tây thì đây là hành vi được chấp nhận là đúng luật.

Tuy nhiên để chứng minh rằng một hành động là mang tính tự vệ có thể hơi khó khăn.

Trong quy định trường học nhiều khi không phân rõ giữa khởi xướng bạo lực và đánh trả, vì thế học sinh có thể nhận mức kỷ luật ngang nhau cho hành vi đánh lại, dù đó là vì tự vệ.

Tại sao người lớn khuyến khích trẻ đánh lại?

Thống kê cho thấy con trai thường là nạn nhân và cũng là người khởi xướng bạo lực hơn con gái.

Cũng như học sinh thì nhiều phụ huynh khuyến khích con đánh lại khi bị đánh vì coi đây là biện pháp ngăn chặn bạo lực tiếp diễn:

Tôi không muốn con tôi được biết đến là đứa chuyên đánh nhau, nhưng cũng không muốn nó được biết đến là đứa chuyên bị đánh

Nhiều người làm giáo viên nhưng cũng khuyên con mình nên đánh trả, cho rằng đây là biện pháp có lợi nhất cho con của họ:

Đánh lại có giải quyết và chấm dứt bạo lực tiếp diễn hay không?Có một số bằng chứng cho thấy việc đánh lại có thể ngăn chặn bạo lực tiếp diễn.

Một vài nghiên cứu ở trẻ bậc mầm non và tiểu học đã phát hiện ra rằng nghe lời và không chống trả khi bị bạn bắt nạt sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị bắt nạt.

Nhưng chuyện không chỉ đơn giản như thế.

Trong số những học sinh bị bắt nạt, thì những trẻ đánh lại sẽ có nguy cơ bị bắt nạt trong vòng 6 tháng sau cao hơn những trẻ không chống trả.

 
Empty

Làm bố, điều duy nhất tôi quan tâm là an toàn của con. Làm thầy, tôi phải quan tâm mọi học sinh như nhau. Nhưng trên phương diện cá nhân (làm phụ huynh) thì tôi hiểu rằng, nếu con tôi không đánh trả, nó sẽ tiếp tục trở thành nạn nhân của những đứa trẻ khác

 

Họ đã phát hiện ra có hai nhóm đối tượng dễ bị tiếp tục bắt nạt:

1. Trẻ thụ động

Nhóm đầu tiên là những 'nạn nhân thụ động', những trẻ nghe lời, nhút nhát, hay sợ hãi và không chống trả khi bị bạn đánh.

Trẻ đi bắt nạt bạn sẽ coi nhóm này là đối tượng 'tiềm năng' vì có thể bắt nạt mà không sợ bị đánh lại.

2. Trẻ dễ bị kích động

Nhóm trẻ thứ hai là 'nạn nhân kích động', rất dễ nổi nóng, đánh trả nhưng lại không giỏi đánh nhau.

Thậm chí, nạn nhân kích động còn là nhóm có nguy cơ dễ bị bắt nạt tiếp cao hơn cả nhóm nạn nhân thụ động, vì những hành động của chúng sẽ khiến mâu thuẫn tiếp diễn và sẽ bị xoáy vào một vòng báo thù không thể chấm dứt.

image-20151112-9366-1ftjzne

Xét trên nhiều phương diện thì nhóm nạn nhân thụ động và kích động là hoàn toàn trái ngược nhau nhưng lại có một điểm chung: khuynh hướng phản ứng thái quá.

Khả năng kiểm soát cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất quyết định trẻ có tiếp tục bị bắt nạt nữa hay không.

Một yếu tố khác cũng quyết định liệu bạo lực có tiếp diễn hay không đó là cách trẻ đánh lại - nếu lựa chọn phản kháng - trẻ có đủ mạnh và đủ tự tin hay không?

Bạo lực ở trẻ em được chia thành 'hiệu quả' và 'không hiệu quả'.

Những đứa trẻ bạo lực không hiệu quả thường không kiểm soát được cảm xúc, gia tăng mâu thuẫn thành bạo lực, nhưng kết quả là đánh nhau lại thua. Chúng dễ bị chọn là đối tượng của bạo lực hay còn gọi là nhóm 'nạn nhân kích động'.

Những trẻ bạo lực hiệu quả thì áp dụng bạo lực rất nhanh, hiệu quả để có được thứ mình muốn và hiếm khi bị bạn bắt nạt. 

Trong những trẻ bạo lực hiệu quả có bao gồm cả những trường hợp là người khởi xướng đánh nhau, bắt nạt bạn; nhưng cũng có những trẻ không bắt nạt bạn bè và còn rất hòa hợp với các bạn khác, tuy nhiên nếu bị tấn công thì sẽ chống trả quyết liệt.

Đánh trả có thể chấm dứt và ngăn chặn bạo lực tiếp diễn nếu trẻ có thể giữ bình tĩnh, và đánh giỏi hơn. Nhưng nếu trẻ quá nhạy cảm hay không giỏi đánh nhau thì việc đánh trả sẽ chỉ là vấn đề trầm trọng thêm.

Trẻ nên làm gì nếu bị bạn bắt nạt?

bat-nat

Có một số biện pháp ít rủi ro có thể áp dụng để xử lý tranh chấp khi tranh chấp vẫn chỉ ở mức độ lời nói, hay bạo lực rất nhẹ:

  • Giữ bình tĩnh
  • Dùng lời nói để bảo vệ quan điểm bản thân
  • Chỉ ra hiểu lầm nếu có
  • Nhờ bạn bè giúp đỡ

Các nghiên cứu cho thấy khi trẻ bị bắt nạt, các trường học có thể cải thiện tình trạng này bằng việc nâng cao nhận thức về vấn đề trên.

Vì thế điều quan trọng là phải thông báo với nhà trường nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

Ngoài ra, còn nhiều biện pháp mà học sinh và phụ huynh có thể áp dụng để ngăn chặn bạo lực.

Nghiên cứu khoa học cho thấy những đứa trẻ được cha mẹ giáo dục tích cực có ít nguy cơ bị bạn bè ở trường bắt nạt hơn.

Chơi với bạn tốt cũng giúp giảm tình trạng bị bắt nạt.

Phụ huynh có thể giúp con kết bạn và dạy con cách ứng xử trước những hành vi tiêu cực của bạn bè.

Ví dụ khi bị bạn giành đồ, phụ huynh có thể chỉ cho trẻ làm thế nào để ngăn bạn giành đồ của mình một cách bình tĩnh và hiệu quả.

Các bé trai thường thích chơi một số trò chơi có phần thô bạo, nhưng lại dễ đến việc trò chơi biến thành bạo lực.

Những nam sinh nóng tính rất dễ hiểu nhầm hành vi của nam sinh khác và cho rằng đó là xúc phạm, dẫn đến bạo lực leo thang.

Vì vậy một kỹ năng quan trọng mà các bé trai cần học là làm sao để chơi đùa cùng bạn bè trong giới hạn phù hợp và không hiểu nhầm, nổi nóng.

Khi chơi thể thao nhất là thể thao đối kháng, cần có những luật rõ ràng giới hạn hành vi nào là được chấp nhận và không được chấp nhận giữa các nam sinh.

Các trường học có nhiệm vụ bảo vệ học sinh khỏi bị tổn hại, nhưng mặc dù giáo viên có cảnh giác thế nào thì vẫn có những trường hợp học sinh bị các học sinh khác tấn công nghiêm trọng.

Trẻ em cần phải học cách nhận ra và tránh xa các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn. Trẻ cũng cần học các kỹ năng để xoa dịu đối phương trong những tình huống nguy hiểm bằng ngôn ngữ cơ thể và lời nói bình tĩnh.

Hãy trang bị cho trẻ những kỹ năng tự vệ cần thiết

Hãy trang bị cho trẻ những kỹ năng tự vệ cần thiết

Nhưng nếu một đứa trẻ không thể tránh được bị tấn công, thì hãy trang bị cho trẻ những kỹ năng tự vệ cần thiết để trẻ đủ khả năng và tự tin đối phó khi bị bắt nạt.

Theo Nhà tâm lý học Karyn Healy

Thư Nguyên/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO