Báo Điện tử Gia đình Mới

Đọc chữ 'ô vuông, tam giác': Bác sĩ chuyên trị liệt vận động, ngôn ngữ trẻ em đánh giá

ThS.BS Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đánh giá về chữ ô vuông đối với việc dạy trẻ nói, đọc, nhất là trẻ có khiếm khuyết về ngôn ngữ

Trong quá trình điều trị cho những bệnh nhi có khiếm khuyết về vận động, ngôn ngữ, ThS.BS Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động - Ngôn ngữ Trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cùng các đồng nghiệp của mình cũng tập cho trẻ cách phát âm, cách đọc và hướng dẫn cho phụ huynh tập cho con hàng ngày để trẻ nhanh biết nói.

“Với trẻ có khiếm khuyết về ngôn ngữ, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu chữa bệnh cho trẻ chúng tôi còn có các bài tập giúp con tập nói, tập phát âm.

Khi tập cho các con hoặc hướng dẫn cha mẹ giúp các con tập nói chúng tôi luôn khuyến khích cha mẹ dùng hình ảnh, đồ vật, giáo cụ trực quan để giúp trẻ nhận thức tốt hơn, ghi nhớ lâu hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

  Dùng hình ảnh, đồ vật, giáo cụ trực quan sẽ giúp trẻ tập nói, tập đọc, nhận thức tốt hơn. Ảnh minh họa

Dùng hình ảnh, đồ vật, giáo cụ trực quan sẽ giúp trẻ tập nói, tập đọc, nhận thức tốt hơn. Ảnh minh họa

Cha mẹ không nên tạo áp lực, nỗi sợ hãi cho trẻ khi học nói, học phát âm. Cách tốt nhất là cho trẻ vừa học vừa chơi, tiếp cận trẻ qua các trò chơi giúp tăng cường sự chú ý của trẻ, giúp trẻ bắt chước âm thanh cũng như lời nói. Có vậy giao tiếp của trẻ mới được hình thành theo nền tảng và ổn định”.

Khi nhắc đến phương pháp trẻ đọc theo “ô vuông, tam giác” gây xôn xao trên mạng, bác sĩ Tâm khẳng định, đó là một phương pháp khoa học, rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ.

Đặc biệt, với những trẻ có khiếm khuyết về ngôn ngữ, về nhận thức, việc học qua hình vẽ, qua cách học mà chơi như vậy sẽ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, phát triển ngôn ngữ, tư duy, nhận thức tốt hơn.

Đọc chữ 'ô vuông, tam giác': Bác sĩ chuyên trị liệt vận động, ngôn ngữ trẻ em đánh giá 1

Thay vì ép trẻ ngồi một chỗ tập đọc, tập viết những con chữ khô khan mà chúng còn chưa biết, hãy cho trẻ làm quen dần với chúng qua những trò chơi từ mức độ dễ đến khó.

Học mà chơi, chơi mà học sẽ giúp trẻ không chán nản, không bị sức ép, cảm thấy vui vẻ và yêu thích hơn với việc học nói, học viết.

Điều quan trọng mà bác sĩ Tâm muốn nhắn nhủ với các bậc phụ huynh là, cần quan tâm, chú ý đến con nhiều hơn, chơi cùng con thay vì ép buộc con học theo cách của cha mẹ.

Hãy để trẻ học tập trong sự vui vẻ, trẻ phải được tự nhiên phát triển theo đúng các quy luật của phát triển nhận thức, tư duy logic, có như vậy mới giúp trẻ hoàn thiện về trí tuệ và nhân cách sau này.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO