Báo Điện tử Gia đình Mới

Khoa học chứng minh người dậy muộn thông minh, sáng tạo hơn người dậy sớm

Nếu có ai đó chỉ trích bạn vì dậy muộn, hay cho người đó biết rằng bạn không lười biếng, bạn chỉ khác biệt. Ban đêm là thời gian cho những người sáng tạo, đổi mới và tư duy vượt giới hạn.

Bạn có thói quen xấu không thể đi ngủ trước nửa đêm? Bạn thức cả đêm làm việc, học bài, lướt web, đọc báo,... như thể không có đủ thời gian vào ban ngày?

Bạn thấy tỉnh táo lúc 2 giờ sáng hơn là 9 giờ sáng? Khi mọi người đã tắt hết đèn, bạn vẫn còn thức trước màn hình máy tính?

Untitled-1

 

Và kết quả là, bạn dậy rất muộn vào sáng hôm sau và nhận ra mình đã ngủ hết cả buổi sáng? Không cần phải nói, mọi người sẽ liệt bạn vào dạng lười biếng.

Người ngủ muộn, dậy muộn có xu hướng thông minh hơn

Nhà tâm lý học Satoshi Kanazawa đã làm thí nghiệm để kiểm tra mối tương quan giữa thói quen đi ngủ của trẻ và trí thông minh.

Ông đã chọn 20.745 thanh thiếu niên từ 80 trường trung học phổ thông và 52 trường trung học cơ sở tham gia vào thí nghiệm.

Lần gặp gỡ đầu tiên tại nhà các tình nguyện viên, các em được yêu cầu làm một bài kiểm tra trí thông minh.

5 năm sau, ông phỏng vấn 15.197 người trong số đó. Lần này, các tình nguyện viênbáo lại thời gian đi ngủ và thời gian rời giường của mình vào những ngày trong tuần và cả cuối tuần.

Ông phát hiện ra rằng những người có trí thông minh cao hơn thường là ‘cú đêm’. Điều này đúng bất kể dân tộc, nền giáo dục và tôn giáo nào.

Kanazawa lý giải đây là sự khác biệt. Ở thời đại trước, do thiếu ánh sáng nhân tạo nên tổ tiên ta thường dậy trước bình minh và ngủ sau khi trời tối.

Hành vi ‘cú đêm’ là khuynh hướng phát triển khác biệt, khác truyền thống.

Con người thường được sinh ra với những đặc tính của gia đình và người xung quanh, còn những đứa trẻ thông minh có thể lớn lên khác thế hệ trước do những gene khác biệt.

d8244aa1abb52edf1b80a1b95af7a9bcb4b24af95babd31623e1d91bbbffbf31

 

Cú đêm thường có tinh thần tỉnh táo lâu hơn hơn người dậy sớm

Người ta thường nghĩ rằng cú đêm làm việc không hiệu quả bằng người dậy sớm, vì khi họ còn đang ngủ thì người dậy sớm đã ngồi vào bàn học bài, làm việc rồi.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2009 đã chứng minh điều ngược lại.

Nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Liege của Bỉ trên 15 cú đêm và 16 người dậy sớm.

Họ kiểm tra, đo đạc hoạt động não bộ của các tình nguyện viên sau khi ngủ dậy hai lần, một lần sau 1,5 giờ và một lần sau 10,5 giờ.

Ở lần đầu tiên vào buổi sáng, những người dậy sớm và dậy muộn có phản ứng gần như giống nhau hoàn toàn.

Nhưng sau 10,5 giờ: những người dậy muộn phản ứng nhanh hơn và tỉnh táo hơn những người dậy sớm.

Đừng chỉ đánh giá từ mặt ngoài. Những người dậy sớm có vẻ như làm việc chăm chỉ hơn vào ban ngày, nhưng các cú đêm lại có năng suất công việc tổng thể ổn định và tốt hơn.

Làm việc bạn đêm giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạoNghiên cứu ở trường Đại học Sacred Heart của Miami (Mỹ) cho thấy người có khuynh hướng làm việc vào ban đêm sáng tạo hơn những người làm việc vào ban ngày.

196qih4eoemsejpg

 

Giáo sư Marina Giampietro giải thích:

‘Ở trong một môi trường khác biệt sẽ kích thích tinh thần khác thường và khả năng tìm ra những giải pháp mới mẻ.’

Không chỉ cú đêm mà những thói quen khác lạ cũng khiến người ta sáng tạo hơn.

Tóm gọn lại, bất kể bạn là người có xu hướng vậy sớm hay là cú đêm, đây là yếu tố do gene định hướng, chứ không phải lựa chọn.

Một bộ phận các tế bào não quyết định đồng hồ sinh học và thời gian hoạt động phù hợp trong ngày.

Vậy chúng ta có thể rút ra điều gì từ những nghiên cứu trên?

Làm việc tùy theo sức của mình

Các cú đêm có thể cảm thấy áp lực nếu phải làm việc theo giờ giấc thông thường, thường là từ 9 giờ đến 17 giờ.

Có những người học tập và làm việc tốt hơn vào lúc nửa đêm, cũng có những người làm việc hiệu quả khi sáng sớm.

early-bird-vs-night-owl-jpg

 

Cũng có những người ở lưng chừng.

Vậy nếu bạn cảm thấy mình thường tỉnh táo và làm việc hiệu quả, sáng tạo nhất vào khoảng thời gian nào, thì hãy tận dụng lúc đó để làm những công việc quan trọng.

Bạn không nên mặc định rằng đáng lẽ mình phải làm việc hay phải ngủ vào lúc này vì những quan niệm của xã hội về giờ giấc làm việc.

Nếu bạn là freelancer, thời gian làm việc sẽ tự do và linh hoạt hơn tùy thuộc vào bạn.

Còn nếu bạn đang làm việc toàn thời gian, hãy thử xem sếp có đồng ý cho bạn làm việc tại nhà trong khoảng thời gian đó hay không.

Hãy cân nhắc xem mình làm việc hiệu quả nhất vào lúc nào trong ngày và làm việc vào thời gian ấy, thay vì khiên cưỡng.

Nếu có ai đó chỉ trích bạn vì dậy muộn, hay cho người đó biết rằng bạn không lười biếng, bạn chỉ khác biệt. Ban đêm là thời gian cho những người sáng tạo, đổi mới và tư duy vượt giới hạn.

a0e1khuyajpga

 

Ngược lại, nếu bạn không phải một cú đêm 'thực thụ' thì đừng ép bản thân phải thức khuya. Nhiều học sinh cho rằng học bài vào ban đêm sẽ dễ tập trung và hiệu quả hơn.

Thực tế, nếu bạn không phải là người sinh ra để làm 'cú đêm', thì việc thức khuya sẽ chẳng mang lại hiệu quả công việc thực sự.

Hơn thế nữa, nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp. Hãy đảm bảo mình ngủ đủ giấc mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và chất lượng công việc nhé.

Thăm dò ý kiến: Bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả nhất vào khoảng thời gian nào?

Thư Nguyên/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO