Báo Điện tử Gia đình Mới

Không chỉ Lương Thế Vinh, đây là những trường học có nội quy vô cùng nghiêm khắc

Một trường cấp ba của Anh vừa gây xôn xao truyền thông trong và ngoài nước vì những quy định nghiêm khắc mà nhà trường đặt ra: tịch thu điện thoại nhiều tháng, đưa học sinh báo mệt 'xô nôn' ngay tại lớp để tránh học sinh giả ốm trốn học,...

khac-nghiet

 

Nội quy học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vừa ban hành khiến khá nhiều người 'sốc' vì mức độ nghiêm khắc của nó.

Trong đó có những quy định như: Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết.

Tuy nhiên, ở nước ngoài có một số trường có quy định còn nghiêm khắc hơn.

1. Tịch thu điện thoại 4 tháng nếu mang đến lớp

Trường cấp ba Great Yarmouth Charter Academy tại Vương Quốc Anh vừa qua đã làm tốn không ít giấy mực báo chí vì hệ thống nội quy nghiêm khắc.

Nhà trường đề nghị phụ huynh quy định giờ đi ngủ cho con là 9 giờ tối.

Nhà trường còn dọa sẽ tịch thu di động tới 4 tháng nếu học sinh mang đến trường.

Thậm chí, với các học sinh báo là không khỏe, trường sẽ phát xô nôn để học sinh có thể ở lại trường và không nghỉ mất buổi học.

Nhà trường cho biết quy định này nhằm phân biệt tình trạng học sinh giả ốm để nghỉ học với những học sinh ốm thật.

Sau khi báo chí đưa tin, nhà trường đã bị yêu cầu giảm nhẹ và bỏ bớt một số nội quy gây tranh cãi, như là tịch thu điện thoại vào kỳ nghỉ hè.

Trong lá thư gửi các phụ huynh, hiệu trưởng Smith giải thích, 'Chúng tôi dùng biện pháp mạnh để số ít các học sinh hư sẽ không ảnh hưởng bạn cùng lớp, và chúng tôi có thể tập trung vào chuyện quan trọng hơn: dạy học.'

235454a99a97ba8aa1e8bea000732262

Nội quy lớp học thế kỷ 19 - Ảnh minh họa 

2. Văn hóa 'không giải thích'

Với một số người, nội quy mới quá hà khắc, ngay đầu năm học đã có 23 học sinh bị bố mẹ cho chuyển trường.

Great Yarmouth Charter là một trong số nhiều trường đang đẩy mạnh những nội quy nghiêm khắc, mà chủ yếu là ở các nước giàu.

Nhưng thế nào là quá nghiêm khắc hay hà khắc? Tim Bennett cho rằng mọi người đang chủ quan trong việc chỉ trích một ngôi trường đang cố thay đổi.

'Trước đây trường có vẻ rất tệ. Tỉ lệ đỗ là 30%? Theo tôi đó mới là vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta cần quan tâm nhiều hơn.'

Bennett cho rằng, mọi trường học đều cần phải nghiêm khắc, nhưng nghiêm khắc tức là đặt kỳ vọng cao vào học sinh.

Học sinh cần hiểu rằng chúng ta tin các em có khả năng làm điều lớn lao.'

'Dạy và học trong một ngôi trường thiếu kỷ luật là chuyện kinh khủng.

Nếu nhìn theo góc độ của nhà trường, bạn sẽ hiểu tại sao hiệu trưởng chọn biện pháp mạnh như vậy.'

Tuy nhiên Tiến sĩ Stephen Earl của đại học Birmingham tin rằng, quy định xử phạt có thể phản tác dụng, 'Nghiên cứu cho thấy việc kiểm soát tâm lý có thêt dẫn đến sự bất hợp tác của học sinh.

Nếu giáo viên gây quá nhiều áp lực, bắt chúng làm theo mà không giải thích lý do, chúng sẽ chống lại và làm loạn.'

Điều quan trọng là giáo viên phải cho thấy sự liên quan trong hành động.

Cứ bắt học sinh ngồi thẳng lưng, mắt nhìn lên bảng cả ngày, chúng có thể làm ngược lại.

Văn hóa 'không giải thích' sẽ khiến học sinh đi ngược quy định.

3. Khi học sinh nổi loạn

2000

 

Đầu tháng 6 năm nay, khoảng 30 nam sinh ở một trường trung học ở Devon đã rủ nhau mặc váy đi học vì quy định cấm nam sinh mặc quần short đến trường.

Với nhiệt độ trên 30 độ C, các nam sinh đã đề nghị nhà trường cho phép mặc quần short thay vì quần dài vì quá nóng.

Tuy nhiên thầy cô không chấp thuận vì như vậy là trái nội quy.

Các nam sinh đã mượn váy của các bạn nữ, chị em gái để mặc đi học nhằm phản đối quy định này. Một số còn cạo lông chân để mặc váy nữa.

Trước tình hình này, nhà trường tỏ thái độ rằng nếu các em thích thì hoàn toàn có thể mặc vì quy định không cấm.

Nhà trường cũng định xem xét lại nội quy, nhưng hơi muộn rồi, vì cuộc nổi loạn đã thu hút truyền thông quá nhiều.

Phụ huynh cho biết các con không thích sự bất công, vì sao con gái có thể mặc váy ngắn mà con trai phải mặc quần dài?

4. Cấm nữ sinh mặc váy để đảm bảo bình đẳng giới

d66bca53a51c1b819c89b68f1d5e1d499a20a715b7ca0244c346d10c6e3d251e_4093417

 

Ngược lại, đầu tháng 9, một trường học ở Sussex lại gây ồn ào với quy định cấm nữ sinh mặc váy đi học.

Nhà trường cho biết đây là quy định để đảm bảo bình đẳng cho các học sinh chuyển giới.

Tuy nhiên một phụ huynh cho biết, 'Con tôi bảo rằng nó có giới tính và giới tính của nó là nữ. Muốn bình đẳng giới thì nó phải được quyền tự hào là nữ.'

Và con gái thì thích mặc váy.

Tóm lại, quá hà khắc có thể gây tác động lâu dài lên việc học của trẻ.

Trường học có thể nghiêm khắc 'theo thiện chí'.

Mọi nội quy phải nhằm mục tiêu nuôi dưỡng học sinh thành con người và có học.

Bất kỳ quy định nghiêm khắc nào vượt khỏi mục tiêu đó sẽ trở thành hà khắc.

Trang Đặng/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO