Kinh nghiệm vàng và bí quyết săn học bổng để bước vào cánh cổng Đại học Harvard 0
Để lọt vào số 6% hồ sơ hằng năm được chấp nhận ở Đại học Harvard, bạn phải có kết quả học tập trung học thật tốt; thể hiện được sự khác biệt của bản thân qua bài luận, phỏng vấn; tích cực hỗ trợ người khác, đóng góp cho các dịch vụ cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
Kinh nghiệm vàng và bí quyết săn học bổng để bước vào cánh cổng Đại học Harvard 1

Từ năm 2016, Đại học Harvard đưa ra các tiêu chí mới giảm bớt ưu thế của những sinh viên có điều kiện kinh tế khá giả. Trường cũng đưa ra ba đề nghị giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho mùa tuyển sinh tiếp theo.

Thứ nhất, ứng viên nên tích cực hỗ trợ người khác, đóng góp cho các dịch vụ cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.

Thứ hai, trường sẽ tiến hành tuyển chọn dựa trên yếu tố đạo đức, đóng góp của họ đối với gia đình, xã hội về vấn đề sắc tộc, văn hóa và giai cấp.

Thứ ba, Harvard định nghĩa thành tích theo cách khác, tạo sân chơi bình đẳng hơn đối với sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau đồng thời giảm áp lực thành tích.

Harvard cũng lưu ý, những đóng góp của học sinh cần có ý nghĩa thực sự và được duy trì thường xuyên, chứ không phải hoạt động mà họ tham gia chỉ để tăng cơ hội trúng tuyển đại học.

Đại học Harvard là một trong những trường hàng đầu thế giới. Theo Tạp chí giáo dục hàng đầu của Anh - Times Higher Education - Đại học Harvard xếp vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới năm 2018.

Trường đã đào tạo ra các sinh viên xuất sắc, với hơn 45 người đạt giải Nobel, 48 người giành giải Pulitzer và nhiều người làm lãnh đạo quốc gia.

  Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg là cựu sinh viên Đại học Harvard

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg là cựu sinh viên Đại học Harvard

 Để được học tại đây, ứng viên phải trải qua quá trình sàng lọc gắt gao, vượt qua vòng tuyển chọn do 6 giáo sư phụ trách. Tỷ lệ trúng tuyển của trường chỉ khoảng 6% tổng số sinh viên dự tuyển. Trong đó, sinh viên Mỹ gốc Việt trúng tuyển chiếm khoảng 5%.

Kinh nghiệm vàng và bí quyết săn học bổng để bước vào cánh cổng Đại học Harvard 3

Điều giúp các học sinh yên tâm để phấn đấu là khi đã được chấp nhận vào Đại học Harvard thì không phải lo về tài chính vì thế mạnh của Harvard nằm ở khả năng hỗ trợ tài chính cho sinh viên.

Nếu người học khó khăn, Đại học này sẽ dựa trên thu nhập của gia đình người đó để đưa ra mức đóng học phí phù hợp.

Tại Harvard, có rất nhiều nguồn giúp hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Các nguồn hỗ trợ trên bao gồm các quỹ học bổng, công việc và các khoản vay, cũng như bất kì học bổng/giải thưởng sinh viên được nhận từ các nguồn tài chính bên ngoài.

Học bổng tại Harvard đều dựa trên nhu cầu tài chính của sinh viên, không phải năng lực.

Kinh nghiệm vàng và bí quyết săn học bổng để bước vào cánh cổng Đại học Harvard 4
Kinh nghiệm vàng và bí quyết săn học bổng để bước vào cánh cổng Đại học Harvard 5
 

Học bổng của trường đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm quỹ tài trợ của Harvard, quà tặng được trao bởi các cựu sinh viên, doanh thu giảng dạy thông thường, trợ cấp từ bang và trợ cấp liên bang (chỉ các sinh viên là công dân Hoa Kì hoặc thường trú tại Hoa Kì mới được nhận dạng trợ cấp bang và liên bang).

Bên cạnh các nguồn học bổng trên, sinh viên còn có thể nhận được rất nhiều các học bổng và nguồn trợ cấp khác từ phạm vi ngoài trường, ví dụ như từ các trường phổ thông, các tổ chức dân sự, từ cấp trên hoặc tập đoàn của bố mẹ sinh viên, từ các chương trình học bổng tài năng của quốc gia, G.I. Bill và ROTC.

Ước tính năm 2014 có 65% số sinh viên được nhận hỗ trợ tài chính. Trong số này, trung bình mỗi sinh viên chỉ phải đóng khoảng 12.000 USD/năm, trong khi tổng chi phí cho một năm học, bao gồm học phí, ăn ở cho một sinh viên là 58.607 USD.

Sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 65.000 USD/năm sẽ được miễn toàn bộ chi phí. Sinh viên thuộc gia đình có thu nhập trên 150.000 USD/năm cũng có cơ hội được miễn giảm học phí nếu như gia đình có khó khăn tài chính, có nhu cầu y tế gia đình, có nhiều con đang học đại học,…

Kinh nghiệm vàng và bí quyết săn học bổng để bước vào cánh cổng Đại học Harvard 6
  • Thể hiện sự khác biệt

Điểm SAT chỉ là một trong nhiều yếu tố đầu vào của Đại học Harvard. Những yếu tố khác cũng rất quan trọng là phải có kết quả học tập tại trường THPT thật tốt, bài luận vượt trội, những kỹ năng cá nhân, cũng như các hoạt động cộng đồng. Lưu ý là Đại học Mỹ rất quan tâm đến những hoạt động bên ngoài nhà trường của người học.

Phải chú trọng vào bài luận, phải làm sao thể hiện mình khác biệt, nổi bật để được chọn. Vì bình quân cứ khoảng 100 hồ sơ nộp vào Đại học Harvard để học Đại học thì có đến 94 bị loại, còn sau Đại học là 90 bị loại.

Các trường ở Mỹ thích những câu chuyện. Bạn có thể kể những câu chuyện mà lúc nhỏ đã gặp, đã trải qua trong cuộc sống. Và bạn học được gì, có được kinh nghiệm gì qua những điều đã kể. Bạn đã mắc lỗi lầm gì và đã vượt qua như thế nào... Họ muốn biết cách để bạn hòa nhập vào môi trường mới'.

Đại học Mỹ còn quan tâm đến việc sinh viên này thực sự đam mê gì, có thể cống hiến gì và có gì cho những sinh viên khác học hỏi, chia sẻ… Đó là những điều họ 'để mắt' khi xét duyệt hồ sơ.

  • Rèn luyện tiếng Anh thường xuyên

Môi trường Đại học quan trọng nhất là nói tiếng Anh tốt. Do đó, phải rèn luyện thường xuyên. Nếu không rèn luyện thì dù trong trường học tiếng Anh tốt (từ vựng, văn phạm) thì ra ngoài cũng không sử dụng được.

Kinh nghiệm vàng và bí quyết săn học bổng để bước vào cánh cổng Đại học Harvard 7
Kinh nghiệm vàng và bí quyết săn học bổng để bước vào cánh cổng Đại học Harvard 8
 
  • Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Không có một công thức chung nào để vào Đại học Harvard. Bản thân ứng viên phải có niềm đam mê, khát vọng theo đuổi một ước mơ và xem học thuật là phương tiện để đạt tới điều mình muốn.

Harvard thường ưu tiên những sinh viên năng động, bản lĩnh và có mục tiêu tương lai rõ ràng hơn là chỉ giỏi về học thuật.

Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn thường để ý tác phong, cử chỉ, ứng xử, nét mặt của ứng viên chứ không chỉ lắng nghe câu trả lời.

Vì vậy, hầu hết các buổi phỏng vấn đều diễn ra trực tiếp hoặc qua các ứng dụng thấy rõ hình ảnh như skype, facetime do các cựu sinh viên, giảng viên hay thành viên của trường thực hiện.

Ứng viên nên thể hiện được sự tự tin và niềm lạc quan trong cách diễn đạt, lời nói dễ tạo thiện cảm với người đối diện. Những học sinh tự tin, chủ động, có chút hài hước, sáng tạo trong câu trả lời càng dễ thuyết phục người phỏng vấn hơn.

Ngoài ra, ứng viên cần đưa ra và bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề xã hội, chính trị và cuộc sống,… thay vì nói chung chung hay những điều người khác muốn nghe.

Thông thường những câu hỏi chỉ nhằm kiểm tra trình độ, kiến thức, quan điểm và khả năng nắm bắt tình hình thực tế xã hội chứ không phải để ‘làm khó’ ứng viên. Nếu câu hỏi nào nằm ngoài tầm hiểu biết của mình thì học sinh nên nói thẳng là không nắm rõ vấn đề, tránh trả lời vòng vo.

Câu phỏng vấn ứng viên hay gặp là:

- Nếu được vào Harvard thì bạn sẽ đóng góp gì trong thời gian bạn học tại trường?

- Ước mơ tương lai của bạn và các bước để thực hiện nó?

- Bạn nhìn trong gương hình dung mình sẽ thế nào trong 10, 20 năm tới?

Tổng hợp theo NLĐ, VietNamNet, Scholarship Planet, Zing News

Hoàng Nguyên

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO