Báo Điện tử Gia đình Mới

8 cách từ chối để không làm mất lòng ai, đặc biệt dành cho những người cả nể

Làm sao để từ chối mà không mất lòng, bạn nên tham khảo những cách dưới đây nhé!

Empty

Nếu bạn mệt mỏi khi luôn bị giao thêm việc, có quá nhiều người tìm đến bạn xin lời khuyên, sự giúp đỡ hoặc bạn được đề nghị làm một công việc mà bạn không thích, bạn cần học cách nói “Không” một cách khéo léo.

Tuy nhiên, điều này không phải dễ dàng vì bạn không muốn làm người khác tổn thương, thất vọng hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai người.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có thể từ chối một cách nghệ thuật mà không làm mất lòng ai.

1. Quý trọng thời gian của chính mình

Luôn hiểu rõ những công việc và trách nhiệm mà bạn đang nắm giữ cũng như quỹ thời gian mình có. Đồng thời, bạn cần hiểu thời gian của mình đáng quý như thế nào. Có như vậy, khi ai đó muốn bạn làm thêm một việc gì, bạn sẽ biết mình có thể và có nên kham công việc đó hay không. Nếu không thể giúp đỡ, bạn chỉ cần từ chối vì bạn đã quá bận rồi.

2. Biết mình cần ưu tiên điều gì

Ngay cả khi bạn có một chút thời gian rảnh, hãy xem xét liệu bạn có muốn và nên dành thời gian cho công việc hoặc yêu cầu kia không? Liệu công việc đó có ảnh hưởng đến thời gian dành cho những việc quan trọng hơn với bạn không?

3. Đừng cả nể

nghe-thuat-tu-choi

Đừng nhận lời mọi người chỉ vì bạn lịch sự và không muốn làm ai phật ý – người chịu thiệt thòi sẽ chỉ là bạn. Những người xung quanh sẽ luôn tìm đến bạn khi thấy bạn dễ dàng nhận lời giúp đỡ. Hãy luôn đặt ra giới hạn và từ chối những việc không nằm trong danh sách ưu tiên của mình.

4. Từ chối yêu cầu của sếp

Có những lúc bạn buộc phải thực hiện yêu cầu của cấp trên vì rất nhiều lý do: Sợ bị đánh giá không làm tốt công việc, cảm thấy áy náy, v.v.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khối lượng công việc của mình đã nặng và không thể làm thêm, hãy giải thích với sếp. Trong trường hợp đầu việc mới của bạn thực sự quan trọng, hãy liệt kê những công việc bạn đang làm và hỏi sếp về thứ tự ưu tiên.

5. Rào trước

Đôi khi rào trước dễ hơn là từ chối những yêu cầu, đề nghị. Trong một cuộc họp hoặc khi gặp ai đó, nếu bạn đoán mình sẽ bị nhờ vả, bạn có thể than thở: “Dạo này bận quá. Chẳng có thời gian làm việc khác”, như vậy họ sẽ hiểu ý.

6. Trả lời sau

Thay vì đưa ra ngay câu trả lời, bạn có thể nói với người kia rằng mình sẽ xem xét và trả lời sau. Như vậy, bạn có thêm thời gian suy nghĩ, kiểm tra lịch làm việc và những ưu tiên của mình. Sau đó, nếu bạn không thể giúp đỡ, bạn có thể từ chối lịch sự: “Mình/em đã suy nghĩ kỹ nhưng hiện tại thì mình/em không thể giúp bạn/anh/chị được”. Ít nhất, bạn đã dành thời gian suy nghĩ về việc này.

Empty

7. Để khi khác

Nếu đây là một công việc bạn muốn để ngỏ, thay vì từ chối thẳng thừng, bạn có thể nói: “Đây là một cơ hội tốt nhưng hiện tại em/mình không có thời gian. Sau ngày [một mốc thời gian], anh/chị/bạn có thể liên lạc lại được không?”

Cho đến lúc đó, nếu họ vẫn cần tới bạn, bạn có thể nhận lời.

8. Từ chối lời mời công việc

Trong trường hợp bạn được đề nghị làm cho một dự án hoặc một công ty rất tốt nhưng bạn cảm thấy không phù hợp với mình ở thời điểm hiện tại, hãy thẳng thắn nói ra điều đó.

Hãy chỉ ra những cái hay của dự án hoặc của tổ chức nhưng bạn không phù hợp hoặc đang tìm kiếm những điều khác. Hãy nói một cách chân thành vì người nghe có thể nhận ra sự thành thật của bạn.

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO