Báo Điện tử Gia đình Mới

Mặt trái của những đứa 'trẻ ngoan': cha mẹ liệu có đang hủy hoại tương lai của trẻ?

Nếu bạn từng là một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiền lành và biết nghe lời, bạn sẽ càng thấm thía hơn cái giá phải trả cho sự ngoan ngoãn đó không chỉ là thành công trong tương lai mà còn là đời sống cảm xúc bị vùi dập chỉ để trở thành một người "con ngoan".

1602-B04_28174006015

Các bậc cha mẹ thường cho rằng những đứa trẻ ngoan là điều vô cùng tuyệt vời và đáng ao ước, những đứa trẻ không bao giờ cãi lời cha mẹ, luôn giữ sách vở sạch sẽ, làm bài tập đầy đủ và dọn dẹp phòng ngủ gọn gàng.

Chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng vì những đứa trẻ ngoan, bởi chúng ít khi phá phách, ngang ngược và ít khiến chúng ta phải đau đầu. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ, chính sự "gọi dạ bảo vâng" răm rắp ấy lại chính là điều đang phá hủy tương lai của trẻ.

Nhiều đứa trẻ ngoan ngoãn bởi vì bố mẹ chúng quá nghiêm khắc đến mức "đáng sợ", hoặc họ đã tuyên bố thẳng thừng rằng họ đã quá mệt mỏi với cuộc sống và không muốn giải quyết những vấn đề của chúng.

Cũng có những đứa trẻ ngoan ngoãn bởi đó là cách duy nhất giúp chúng thoát khỏi sự cáu giận, quát mắng của cha mẹ khi chúng làm gì đó trái ý họ.

Dù vì bất cứ nguyên nhân nào, thì sự ngoan ngoãn, vâng lời và "cam chịu" quá mức của trẻ đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến tương lai của trẻ sau này. Trẻ phải đè nén cảm xúc cá nhân để làm hài lòng người lớn, chúng chôn giấu nhiều bí mật và luôn đeo lên chiếc mặt nạ che giấu đi cảm xúc thật.

Hãy để trẻ tự do tận hưởng tuổi thơ của mình với đầy đủ cung bậc cảm xúc, sự nghịch ngợm và ngang bướng.

Hãy để trẻ tự do tận hưởng tuổi thơ của mình với đầy đủ cung bậc cảm xúc, sự nghịch ngợm và ngang bướng.

Với những đứa trẻ luôn được gắn mác "ngoan", chúng ít khi bị người khác phát hiện ra những mặt trái và nhược điểm của mình. Vì thế, chúng thường có tâm lý "giấu dốt", giấu đi những mặt tiêu cực, những cảm xúc tức giận, tham lam, ích kỷ... của bản thân.

Như vậy, những đứa trẻ ấy đã mất đi cơ hội được thể hiện bản thân mình như những đứa trẻ phát triển lành mạnh khác, chỉ vì tâm lý sợ bị người khác coi là "hư". Chúng tuân thủ nguyên tắc một cách thái quá và vô tình kìm hãm những cảm xúc thật của mình.

Những đứa trẻ ngoan khi lớn lên sẽ có thói quen tuân theo mệnh lệnh, ít gây rắc rối và luôn tìm cách để luôn làm hài lòng tất cả mọi người. Vì thế, họ dễ trở nên thiếu lập trường, thiếu kiên định và không có chính kiến. Bởi chỉ cần ý kiến của họ làm một vài người không hài lòng, họ sẽ nản lòng và từ bỏ quan điểm của mình.

Do đó, đừng hy vọng con bạn luôn ngoan ngoãn, "gọi dạ bảo vâng", vì như thế đồng nghĩa với việc bạn đang hạn chế sự phát triển của trẻ. Hãy để trẻ tự do một chút, để trẻ có cơ hội thể hiện cá tính, khả năng và cảm xúc của mình.

Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO