Báo Điện tử Gia đình Mới

Muốn học giỏi và thành công, hãy nói 10 điều này mỗi ngày

Bằng cách chú tâm và điều chỉnh những điều bạn nói với chính mình và người khác, bạn sẽ tự bồi đắp cho mình một tư duy thành công. Chỉ sau đó bạn sẽ tìm thấy động lực để có hành động nhất quán, hiệu quả.

68e34b5323e0022e1d18715a487677bd--android-apps-you-are-amazing

 

Thông tin tác giả: Daniel Wong (tác giả cuốn sách 'The Happy Student: 5 Steps to Academic Fulfillment and Success') đã nhận được học bổng toàn phần ở Đại học Duke, một trong những trường đại học hàng đầu thế giới.

Anh tốt nghiệp hai chuyên ngành năm 2011 tại đại học Duke với tấm bằng xuất sắc, điểm trung bình 3.98/4.0. Trong sự nghiệp học tập, anh chưa bao giờ đạt điểm thấp hơn A ở các kỳ thi chuyên.

Bài viết cùng tác giả: 7 nguyên tắc đã được kiểm nghiệm để việc học tập luôn đạt điểm cao nhất

Bạn có muốn học giỏi và thành công? Nếu bạn đang làm cha mẹ, bạn có muốn điều đó cho con cái mình không?

Không có cách nào để học giỏi mà không tốn công sức cả. Nhưng để trở thành học sinh giỏi không chỉ cần học nhiều hơn. Mà còn phải nói điều đúng.

Bằng cách chú tâm và điều chỉnh những điều bạn nói với chính mình và người khác, bạn sẽ tự bồi đắp cho mình một tư duy thành công. Chỉ sau đó bạn sẽ tìm thấy động lực để có hành động nhất quán, hiệu quả.

Và điều đó sẽ dẫn đến thành công. Vì vậy, muốn trở thành học sinh giỏi, hãy nói 10 điều sau mỗi ngày:

1. 'Mục tiêu của mình là sự tiến bộ, chứ không phải sự hoàn hảo'

Không có ai là hoàn hảo cả. Bạn không thể đạt thành tích hoàn hảo, hình thể hoàn hảo hay cuộc sống hoàn hảo.

Nếu mục tiêu bạn đặt ra là sự hoàn hảo, cuối cùng bạn sẽ thất vọng vì 'vỡ mộng' mà thôi.

Tôi có quen một số học sinh theo chủ nghĩa hoàn hảo. Một số đã cắt cổ tay, bị rối loạn ăn uống, thậm chí có ý định tự tử.

Điều đó thật đáng sợ, tôi biết.

Không phải bất cứ ai theo chủ nghĩa hoàn hảo cũng có vấn đề tâm lý nghiêm trọng như vậy, nhưng chủ nghĩa hoàn hảo nói chung khá nguy hiểm.

Thêm vào đó, người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường gặp căng thẳng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến thành tích học tập.

progress_thumb1

Đừng quan tâm bạn còn phải đi bao lâu, hãy xem bạn đã đi được bao xa

Vì vậy, hãy tập trung vào sự tiến bộ thay vì sự hoàn hảo. Tiến bộ là phát triển và cải thiện, từng chút một, mỗi ngày.

Để trở thành học sinh giỏi và thành công, hãy tập trung vào sự tiến bộ và quên đi kết quả. Nghiên cứu  cho thấy bạn sẽ đạt thành tích tốt hơn với chiến thuật này.

2. 'Việc này khó, nhưng THÚ VỊ'

Khi đối mặt với khó khăn, học sinh thành công sẽ tự nhủ 'Việc này khó, nhưng thú vị.'

Ngược lại, học sinh không-thành-công-lắm sẽ nói 'Cái này khó, mình muốn làm cái khác.'

Những học sinh thành công coi thử thách là cơ hội học hỏi và phát triển, vì vậy họ sẽ tận dụng những cơ hội đó.

Còn những học sinh không-thành-công-lắm coi thử thách là chướng ngại vật. Họ sợ thử thách, vì họ sợ người khác sẽ nghĩ gì khi họ thất bại.

Thử thách là một phần không thể thiếu của một thành trình thành công. Khi gặp thử thách, hãy cố gắng hết sức và giữ vững tâm lý suốt hành trình.

3. 'Mình có thể đóng góp gì?'

Thành công không phải là thành quả mà là sự cống hiến. Người sống ý nghĩa là người giúp đỡ và tạo giá trị cho người khác.

Điều này đúng trong mọi bối cảnh: ở nơi làm việc, trong kinh doanh, ở ngoài xã hội, ở nhà. 

Để thành một học sinh giỏi và thành công, hãy luôn giúp đỡ và cống hiến.

Mục tiêu của giáo dục không phải là để đạt điểm tốt, mà là đạt được kỹ năng và kiến thức, để bạn có thể gây ảnh hưởng lớn hơn đến thế giới.

4. 'Hôm nay mình đã học được gì?'

Câu hỏi này không chỉ về những kiến thức học được ở trường lớp, mà còn ở ngoài xã hội.

Gần đây tôi đã tạo thói quen này: Sau mỗi sự kiện hoặc đối thoại, tôi dành ra 1 phút ghi lại những gì mình đã học được.

Thói quen này giúp những tri thức và tư duy đó không trôi đi mất, và tôi cũng nhận thức rõ hơn những cơ hội học hỏi ngoài sách vở.

Bạn có thể học hỏi từ mọi lớp học, bài nói chuyện, bài báo, cuộc đối thoại, trao đổi.

The-unexamined-life-is-not-worth-living

 

Cuộc đời không suy xét là cuộc đời không đáng sống

Socrates

Tôi biết rằng dành thời gian để xem xét lại mọi việc là không dễ dàng. Với hàng đống tin nhắn, email, thông báo Facebook, có quá nhiều 'việc' chúng ta phải làm mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ.

Nhưng hãy học cách tư duy và suy xét, đó là kỹ năng quan trọng mọi học sinh cần đạt được.

Và bắt đầu điều đó bằng câu hỏi: 'Hôm nay mình đã học được gì?'

5. 'Mình phải biết ơn điều gì?'

Là học sinh, tôi từng phàn nàn về rất nhiều thứ:

- Giáo viên dạy chán

- Bạn học khó ưa

- Nội quy trường lớp không thể hiểu sinh ra để làm gì

- Quá nhiều bài tập

- Quá ít thời gian

- Quá nhiều áp lực

- Quá nhiều bài kiểm tra

Vân vân và vân vân.

Thật ra đời học sinh của tôi không tệ đến vậy, chỉ là thái độ của tôi không tốt.

Nếu bạn săm soi, bạn sẽ thấy nhiều thứ để phàn nàn. Nhưng nếu bạn tự hỏi điều gì mình cần biết ơn, bạn cũng sẽ tìm được những gì mình muốn.

Quan trọng là điều khiển tư duy theo hướng tích cực trong mọi hoàn cảnh.

Học sinh giỏi cần tích cực và lạc quan. Họ không giấu vấn đề của mình, mà tìm cách để thay đổi.

Bước đầu tiên để thành người tích cực là rèn thói quen biết ơn.

Làm cách nào ư? Hãy viết 'nhật ký biết ơn', viết xuống một điều mà bạn biết ơn mỗi ngày.

Tôi đã bắt đầu làm điều này từ 8 năm trước, nó giúp tôi trân trọng người khác hơn. Nghiên cứu cho thấy những người biết trân trọng và biết ơn sẽ thành phúc và thành công hơn.

Vậy hãy bắt đầu viết nhật ký từ bây giờ để đặt chân lên con đường thành công nhé.

6. 'Mình không đổ lỗi cho người khác'

dr_robert_anthony_quote_blame_others

Khi bạn đổ lỗi cho người khác tức là bạn bỏ lỡ cơ hội thay đổi bản thân 

Khi còn đi học, tôi thường đổ lỗi cho người khác về mọi vấn đề mà mình trải qua. Điều đó khiến tôi thêm bực bội và không hài lòng.

Đừng như tôi.

Muốn học giỏi và thành công, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc học và cuộc sống của mình.

Vì vậy, bất kể bạn phải giải quyết vấn đề gì, đừng đổ lỗi cho giáo viên, cha mẹ hay bạn bè.

Đừng hi vọng người khác kéo bạn ra khỏi rắc rối, vì cuộc sống là những sự chọn lựa và hậu quả.

7. 'Mình có thể làm gì để bản thân tiến bộ?'

Như đã nói ở trên, bạn nên tập trung vào sự tiến bộ thay vì sự hoàn hảo. Hãy tiến bộ từng chút bằng cách tự hỏi 'Mình có thể làm gì để bản thân tiến bộ?'

Bạn có thể nên:

- Đặt mục tiêu cụ thể

- Học 1 kỹ năng mới

- Học 1 khóa học online

- Xin lời khuyên

- Tìm 1 người hướng dẫn

- Vượt qua nỗi sợ hãi

- Bắt đầu 1 dự án mới

Bất kể bạn muốn tiến bộ ở lĩnh vực nào, hãy chia nhỏ mục tiêu. Đừng cố quá một chốc, vì bạn sẽ mau cảm thấy mệt mỏi.

Hãy nhớ, chỉ cần bạn tiến bộ 1% mỗi ngày thì 7p ngày sau, bạn sẽ giỏi gấp đôi thời điểm bắt đầu.

8. 'Sai lầm và thất bại không quyết định chính mình'

not-making-mistake

Nếu bạn không làm gì sai, tức là bạn chưa làm gì cả 

Albert Einstein, Mother Teresa, Michael Jordan và Steve Jobs có điểm chung là gì?

Họ được coi là những người thành công. Họ cũng từng thất bại vô số lần trước khi thành công.

'Muốn thành công chỉ sau 1 đêm, phải bỏ ra 10 năm cố gắng.' Hãy nhớ rằng những người thành công cũng phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thế kỷ kiên trì để đạt được những gì họ đang có.

Học sinh giỏi sẽ không coi thành quả hay thất bại là thước đo giá trị bản thân. Họ chỉ đơn thuần xem chúng là sự đánh giá.

Nếu bạn được điểm 'A', đừng kiêu ngạo vì nó, hãy xem bạn đã làm gì để đạt được điểm A ấy và cố gắng tương tự cho lần sau.

Nếu được điểm thấp, đừng chỉ trích bản thân, hãy thay đổi chiến thuật cho lần tới.

zig-ziglar-failure-quote-300x300

 

Thất bại là một sự kiện chứ không phải một con người

Zig Ziglar

9. 'Mình sẽ làm việc mà người khác không muốn làm'

Đây là những việc mà nhiều học sinh giỏi sẽ làm, nhưng nhiều học sinh khác không muốn:

- Xóa mọi trò chơi trên điện thoại để tránh xao nhãng

- Đặt điện thoại ở chế độ máy bay khi học bài

- Thường xuyên cập nhật to-do list và thời gian biểu

- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày

- Tập luyện ít nhất 3 lần/tuần

- Lập kế hoạch hàng ngày và hàng tuần

- Có kế hoạch cụ thể để loại bỏ những thói quen xấu

- Dành thời gian xem xét lại

- Học ngoài sách vở

Nếu muốn học giỏi thì phải 'hi sinh'. Bạn phải lựa chọn giữa những gì bạn muốn lúc này, và điều bạn mong muốn nhất.

Lúc này bạn muốn làm gì? Xem video trên Youtube, chơi game trên điện thoại, máy tính, xem TV.

Nhưng bạn muốn điều gì nhất? Học giỏi, tạo những mối quan hệ ý nghĩa, thay đổi cuộc sống của người khác, thành công và thành đạt.

Đừng để những gì bạn muốn trong chốc lát làm bạn bỏ lỡ ước mơ. Hãy làm những việc mà học sinh khác không sẵn lòng làm.

10. 'Mình sẽ làm nhiều hơn những gì phải làm'

study_hard_by_feinelein-d5232xn

 

Muốn trở thành học giỏi, bạn không thể chỉ làm những gì được yêu cầu. Bạn không thể làm những gì mình cần chỉ khi bạn 'thích'.

Bạn phải làm nhiều hơn những gì cần làm.

- Làm mọi bài tập thêm; ôn lại bài học gấp đôi thời gian bạn cho là đủ; tìm kiếm thêm nguồn trên Internet và thư viện

- Ở lại sau giờ học để hỏi giáo viên những gì chưa hiểu; giải thích cho bạn bè những gì họ không hiểu

- Giúp đỡ người khác nhiều hơn; làm việc nhà nhiều hơn; chủ động trong công tác xã hội

Tất nhiên, đừng quá sức. Nhưng hãy chăm chỉ, và bạn sẽ thành một người vĩ đại hơn.

'Chăm chỉ thắng thiên tài nếu thiên tài không chăm chỉ.' Chăm chỉ không bao giờ là lãng phí, vì vậy hãy làm nhiều hơn những gì bạn cần làm.

Trang Đặng dịch/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO