gettyimages-80556121

Ben và Jerry là hai người bạn thân, cũng là hai ông chủ của doanh nghiệp Ben & Jerry's - hãng kem nổi tiếng thế giới 

Bí quyết thành công của hai ông chủ doanh nghiệp khổng lồ toàn cầu Ben & Jerry's, đó là biết khi nào nên từ bỏ và từ bỏ cái gì.

Chúng ta thường gắn hai chữ ‘từ bỏ’ với nghĩa tiêu cực. Chúng ta coi nó là bỏ cuộc, là không đúng cam kết, là thiếu kiên trì. Khi một ai đó từ bỏ, họ sẽ bị cho là không cố gắng hết sức.

Thật ra việc từ bỏ sớm xảy ra quá thường xuyên. Mỗi khi bạn thử một việc gì đó tức là bạn sẽ gặp những khó khăn, sẽ phải đối mặt chướng ngại, sẽ hoài nghi, sẽ lưỡng lự. Có thể, từ bỏ không phải là quyết định đúng đắn nhất.

Nhưng có những lúc, tiếp tục chỉ là vô nghĩa. Nếu bạn cứ cố gắng mãi mà không thấy tiến triển gì thì sao? Nếu bạn cứ tiếp tục một lộ trình nhưng không thấy đam mê thì thế nào?

 
Làm thế nào để xác định thời điểm để dừng lại, và buông tay?

Hai người bạn, một giấc mơ

GettyImages-50585824

 

Vào năm 1973 ở Long Island (một hòn đảo nằm ở Đông Nam New York, Hoa Kỳ. Long Island nằm về phía đông của Manhattan), hai nam sinh lớp 7 gặp nhau trong lớp thể dục và trở thành bạn bè.

Nhiều năm qua đi, họ vẫn làm bạn cho đến lớp 12 và lúc này, hai người cần tách ra để học đại học.

Ben Cohen học trường Đại học Colgate University và làm cho một xe bán kem vào kỳ nghỉ hè. Lên năm 2, anh bỏ học và quay lại Long Island, làm những công việc thấp kém, vừa dành thời gian đi học các lớp làm đồ trang sức và đồ gốm khác nhau.

Trước năm 1980, anh đã làm nhiều việc khác nhau như thu ngân, giao hàng, lau sàn nhà, lái taxi, bảo vệ và phụ tá.

Người bạn còn lại, Jerry Greenfield, lại là một sinh viên xuất sắc. Hết cấp ba, anh chọn học y khoa ở Đại học Oberli. Ngoài ra, anh còn làm thêm trong cantin của trường, bán kem cho sinh viên.

Sau khi tốt nghiệp, Greenfield xin việc ở một trường y, nhưng hai lần đều bị từ chối. Sau đó, anh quay lại New York và thuê nhà cùng Cohen, làm kỹ thuật viên ở một phòng lab.

Anh lại nộp hồ sơ xin vào trường y lần thứ 3 cũng là lần cuối cùng.

Sau khi bị từ chối, anh chuyển đến Bắc Carolina tiếp tục làm kỹ thuật viên phòng lab. Hai năm sau, anh quyết định chuyển đến Saratoga Springs, New York để thuê phòng cùng Cohen một lần nữa.

Lần này, họ quyết định làm gì đó cùng nhau.

Cả hai đều muốn làm kinh doanh, nên họ đã chọn chuyển sang bán kem. Sau khi dành 5 đô la cho một khóa học làm kem và 12 ngàn đô la vốn, họ đã mở một cửa hàng.

Một câu hỏi luôn quanh quẩn trong tâm trí chúng ta Ben & Jerry's là một thành công. Từ một cửa hàng duy nhất ở Burlington, Vermont, họ đã mở rộng ra khắp thế giới.

Nhưng làm sao họ biết được rằng mở cửa hàng bán kem là quyết định đúng đắn? Làm sao họ biết mình nên tiếp tục việc ấy?

 
Câu trả lời là: Bằng việc từ bỏ rất nhiều thứ trước đó

Nghe có vẻ đơn giản phải không. Như thể chỉ cần họ biết thời điểm để từ bỏ và thời điểm cần tiếp tục. Nhưng xin đừng nhầm lẫn giữa đơn giản và dễ dàng.

Mở một quán kem với một khóa học và vốn khởi nghiệp là chuyện khá đơn giản. Nhưng để biết mình cần gì và không cần chú trọng điều gì thì lại không đơn giản chút nào.

Khi họ bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, cuộc sống của họ bắt đầu nảy sinh những sự lựa chọn - lựa chọn khi nào nói ‘không’.

Bất kể chúng ta bắt đầu làm cái gì, luôn có một câu hỏi quẩn quanh trong tâm trí chúng ta: Mình có nên tiếp tục không?

Ví dụ, nếu việc kinh doanh của bạn đang thua lỗ, bạn sẽ phải đứng ở ngã tư đường lựa chọn liệu mình nên tiếp tục hay dừng lại.

Nếu bạn liên tục nộp hồ sơ xin học cao học mà toàn bị từ chối, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ lại chuyện học tiếp.

Nếu bạn thua kém một ai đó trong việc gì mặc dù bạn và người đó bắt đầu học việc cùng lúc, bạn sẽ tự hỏi phải chăng tài năng của mình nằm ở lĩnh vực khác?

 
Làm thế nào để biết thời điểm nên từ bỏ?

Nếu bạn không chắc chắn liệu mình có nên tiếp tục hay bỏ đi và theo đuổi thứ khác, hãy suy xét những điều sau đây:

1. Bạn không nhìn thấy tia hi vọng ở phía trước

Khi bạn không thấy tiến triển gì tốt hơn, hay bạn bị trì trệ dù đã thử nhiều cách khác nhau, có lẽ đó là lúc để từ bỏ.

Ví dụ bạn cứ liên tục tranh cãi với ai đó về cùng một vấn đề, hay bạn bị bỏ lỡ những cơ hội thăng tiến.

Một phần thú vị trong câu chuyện về hãng kem Ben & Jerry's đó là Ben Cohen mắc chứng mất khướu giác trầm trọng. Anh không thể nếm hay ngửi.

Vì thế anh đã cho vào trong kem những khối hương liệu lớn để phân biệt các vị kem. Và chúng trở thành thương hiệu của hãng.

BBB81-Ben-Jerrys-Homemade-Ice-Cream-Thumbnail-FINAL-1024x576

 

Kinh doanh thực phẩm trong khi bị điếc mũi có vẻ khó hiểu. Nhưng Cohen đã biến ‘gót chân Asin’ của mình thành lợi thế, điều này cho thấy sự khác biệt giữa thất bại tạm thời và thất bại vĩnh viễn.

Thất bại tạm thời có thể kể đến như là gặp khó khăn, nhưng vẫn còn đường đi. Thậm chí là có chướng ngại vật thì vẫn có thể gạt bỏ và vượt qua được.

Một điều trợ giúp cho Cohen chính là anh có người cộng sự có thể nếm và ngửi đồng hành.

Thât bại vĩnh viễn là khi bạn đối mặt với một vấn đề không thể vượt qua được. Khả năng tiến xa hơn là rất thấp và có thể giảm xuống theo thời gian.

Chẳng hạn bạn muốn theo đuổi sự nghiệp có giới hạn về tuổi tác hay thể chất, thì cơ hội thành công của bạn sẽ giảm dần theo thời gian.

Ở trường hợp của Greenfield, anh đã bị trường y từ chối cả thảy ba lần. Khó có thể nói được rằng sau này anh có thể được nhận vào trường hay không. Nhưng dù sao anh cũng đã quyết định rằng mình đã nỗ lực đủ và chuyển sang những kế hoạch khác.

2. Nỗi đau nhiều hơn những gì đạt được

Nếu làm một việc gì đó khiến bạn thấy mệt mỏi về mặt thể chất hay tinh thần, thì đó là lúc nên lùi bước và đánh giá lại. Nếu cứ tiếp tục chịu đựng quá lâu, đến một giới hạn nào đó bạn sẽ không thể chịu đựng được nữa.

Nhưng làm thế nào để biết rằng sự mệt mỏi là do bạn đang làm một việc mình không thích, hay là do bạn đang dồn quá nhiều sức lực vào một việc mình yêu thích?

Tác giả Margaret Atwood bị thần kinh cột sống vì viết quá nhiều. Bà đã cống hiến quá nhiều cho sự nghiệp khiến sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng.

magaret

Margaret Atwood 

Margaret Atwood, 77 tuổi, được coi là nhà văn xuất sắc nhất của Canada. Bà là tác giả của hơn 50 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, sách thiếu nhi, kịch bản phim đã được dịch ra 30 thứ tiếng trên thế giới.

Cuốn sách nổi tiếng nhất của Atwood, Chuyện người tùy nữ viết năm 1985, mới đây đã được chuyển thể thành series phim truyền hình.

Cuốn sách là lời cảnh báo về làn sóng chống nữ quyền và sự trỗi dậy của các thế lực bảo thủ ở Mỹ năm 1980.

Theo tôi, sự khác nhau ở đây là, với Atwood, những thành tựu bà đạt được trong sự nghiệp cầm bút lớn hơn nhiều những tác hại. Bà ấy nhận thấy giá trị của việc tiếp tục viết, dù bị thương và mệt mỏi. Bà ‘buộc phải’ viết, dù điều gì xảy ra đi chăng nữa.

Nhưng nếu bạn sợ phải làm việc gì hoặc đến đâu đó, hãy đánh giá giá trị của việc tiếp tục. Những gì đạt được có xứng đáng với những gì bạn phải chịu đựng hay không?

Dù sao thì, cứ cố gắng mãi một mục tiêu thì bạn cũng sẽ có chi phí cơ hội. Bỏ ra thứ này, rồi có thể có được thứ khác.

Thế nên chúng ta hay lưỡng lự khi phải từ bỏ vì ‘sự ngụy biện cho chi phí chìm’ (sunk cost fallacy). Càng nhiều thời gian, sức lực, tài nguyên chúng ta dồn vào đó, thì càng khó từ bỏ.

Chi phí chìm (sunk cost) là gì? Trong ngành kinh tế, nó là các chi phí đã trả và không thể hồi phục lại được. Theo nguyên tắc về quyết định khi cân nhắc và so sánh chi phí, chi phí chìm có thể bỏ qua.

Ví dụ, bạn bỏ tiền mua một vé xem ca nhạc, nhưng đến ngày diễn ra concert thì bạn ốm nặng, nhưng vẫn nghĩ ‘mất tiền mua rồi, không đi thì phí’, và cố lết đến concert.

Đó chính là ngụy biện cho chi phí chìm. Tiền bỏ ra bạn không thể lấy lại được, nhưng nếu đang ốm mà đến, bạn có thể tận hưởng trọng cuộc vui không? Hay là tình trạng sức khỏe sẽ tệ hơn.

Như vậy, sự ngụy biện cho chi phí chìm được hiểu đơn giản là bạn tiếp tục làm một việc gì đó vì đã đầu tư quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức vào đó, tuy nhiên việc làm này không phải là lựa chọn khôn ngoan nhất.

Chính vì thế chúng ta cần cân nhắc trước khi dành quá nhiều cho một thứ gì đó.

Ở trường hợp của Cohen và Greenfield, họ đã từng nghĩ đến kinh doanh bánh mỳ vòng, nhưng rồi họ thấy rằng trang thiết bị làm bánh mỳ vòng để khởi nghiệp quá tốn kém so với số vốn họ có.

3. Bạn ở lại chỉ vì bạn không có gì khác để làm 

option_alwayson_black_rgb_1000px

Luôn có lựa chọn dành cho bạn

Có vô vàn lý do khiến chúng ta ở lại nơi nào đó. Nhưng cho rằng mình không còn lựa chọn nào khác là hoàn toàn sai lầm.

Khi bạn đã hình thành thói quen thì khó lòng nghĩ ra sáng kiến mới để thay thế, và thói quen càng lâu thì càng khó mà thay đổi.

Việc tạo thành một thói quen sẽ mang lại cả sự thoải mái khi làm những việc giống nhau, và cũng khiến bạn càng không thoải mái nếu phải làm việc không quen.

Dần dần, chúng ta có cảm giác rằng ta chỉ có từng ấy lựa chọn trước mặt mình. Ví dụ như, khi vào nhà hàng và menu có 5 lựa chọn, bạn có bao giờ hỏi phục vụ một lựa chọn thứ 6 hay không?

Chúng ta thường chọn những gì chúng ta thấy. Có thể không phải thứ chúng ta muốn, nhưng ta thấy tiện. Vậy cũng không hẳn là luôn xấu. Đôi khi chúng ta chỉ cần chọn một thứ nào đó và xong.

Nhưng với những sự lựa chọn quan trọng hơn, thiếu suy xét có thể dẫn tới kết cục tệ hại. Có thể bạn cứ gắn bó với một công việc không có triển vọng gì, hoặc theo đuổi mãi một ý tưởng ít khả năng thành công. Lý do duy nhất bạn tiếp tục là vì bạn nghĩ mình không có lựa chọn nào khác.

Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong suy nghĩ đó, thì trải nghiệm một điều mới mẻ sẽ mở rộng tầm nhìn của bạn.

Với Ben Cohen và Jerry Greenfield, chuyển đến một thị trấn mới và làm việc cùng nhau đã cổ vũ họ theo đuổi ý tưởng của mình.

4. Con đường hiện tại không phù hợp với giá trị của bạn

Trước khi sáng lập Ben & Jerry's, Ben Cohen đã làm nghề lái taxi và làm gốm, nhưng không ai muốn mua đồ gốm của ông.

Ben-and-Jerry

 

Jerry Greenfield thì từng nghiên cứu trên não động vật trong phòng lab.

Cả hai đều không quá thích thú công việc mình đang làm.

Sau khi quyết định cùng hợp tác, họ đã cân nhắc xem mình thích điều gì. Sau khi nhìn lại, họ nhận ra họ cùng có đam mê với ăn uống.

Cả hai cũng có khiếu hài hước như nhau. Lần đầu gặp nhau là khi giáo viên thể dục ra lệnh, nếu họ không chạy được một dặm trong bảy phút thì họ sẽ phải chạy tiếp.

Cohen văn lại lời thầy: ‘Thầy à, nếu lần đầu tiên em không thể chạy được trong bảy phút, thì em chắc chắn cũng không thể làm được ở lần thứ hai!’

Với những ý tưởng trong đầu, họ quyết định kinh doanh thứ gì thú vị và vui vẻ.

Có rất nhiều lý do khiến chúng ta quyết định làm một việc gì đó. Đôi khi là áp lực xã hội ảnh hưởng đến lựa chọn của chúng ta. Đôi khi chúng ta làm việc gì đó mà chưa suy nghĩ kĩ chỉ vì đáp ứng mong muốn của người khác.

Có thể, Greenfield trước kia nộp đơn xin vào trường y là ngoài ý muốn chứ không phải đam mê.

Tìm được giá trị của bản thân có thể mất nhiều thời gian. Bạn có thể đánh giá tính độc lập, sáng tạo, tính hòa đồng,... Có một số giá trị mà bạn có cao hơn người khác.

Có thể bạn vẫn đang tìm kiếm giá trị của mình. Nhưng một khi bạn đã tìm ra chúng, thì cũng như Ben Cohenn và Jerry Greenfield, mọi thứ sẽ trở nên hiển nhiên và rõ ràng hơn.

 
Nếu công việc đang diễn ra không hiệu quả, hãy thay đổi

Quyết định từ bỏ một thứ gì đó và bắt đầu từ con số 0 là chuyện không dễ dàng. Từ bỏ cái gì và như thế nào lại càng là một nan đề.

1--qiSG8Jr2XYGheiY2os0Ew

 

Có đôi lúc bạn không cần từ bỏ công việc đang làm, cái bạn cần là từ bỏ kỳ vọng của mình. Ben & Jerry’s không được lập ra để trở thành một doanh nghiệp toàn cầu. Họ chỉ bắt đầu với việc bán kem ngoài một trạm xăng.

Có đôi lúc bạn không cần từ bỏ kỳ vọng của mình, cái bạn cần là từ bỏ hướng đi của mình. Bạn không thể kinh doanh công ty kem mà lại bị điếc mũi, nhưng bạn phải tìm một con đường vòng.

Và có những lúc, có thể mọi người cùng đang đi nhầm hướng. Cũng như Ben Cohen và Jerry Greenfield, bạn sẽ không có ngay được thứ gì từ lúc khởi đầu. Bạn phải gây dựng dần dần, từ từ.

Nhưng nếu bạn tiếp tục khai phá và điều chỉnh, từ bỏ một diều gì đó có thể là nhân tố cần thiết để thành công ở một điều khác.

Trang Đặng

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO