Báo Điện tử Gia đình Mới

Những lợi ích tuyệt vời của âm nhạc với trẻ nhỏ, mẹ đừng bỏ qua ngay từ giai đoạn mang thai

Âm nhạc có tác dụng tuyệt vời đối với sự phát triển cả về thể chất và tâm hồn của trẻ, không chỉ giúp trẻ thông minh hơn mà còn nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng kiểm soát, sự tự tin...

Cuốn sách "Phương pháp học tập và phát triển cho trẻ em từ 3-6 tuổi" của Bộ Giáo dục Trung Quốc đã nhấn mạnh: "Nghệ thuật chính là cách con người cảm nhận cái đẹp, thể hiện cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp, cũng là cách để thể hiện sự hiểu biết và cảm xúc của con người đối với thế giới xung quanh. 

Mỗi trẻ em đều mang trong mình một "hạt giống" của cái đẹp, vì thế cần tạo điều kiện cho trẻ được học về nghệ thuật, cảm nhận và trải nghiệm được cái đẹp để trẻ phát triển toàn diện."

Cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh đến lợi ích của âm nhạc đối với trẻ trước khi vào lớp 1, giúp trẻ có thể khám phá được toàn bộ tiềm năng và phát triển cả về sức khỏe và tinh thần.

1. Âm nhạc giúp trẻ thông minh hơn

giadinhmoi (2)

Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California – Irvine, Hoa Kỳ, trình độ âm nhạc có liên quan mật thiết với trình độ toán cao cấp và các lĩnh vực khoa học khác của chúng ta.

Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Sự kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp và phát huy tốt tính sáng tạo của trẻ.

2. Âm nhạc giúp trẻ nâng cao kỹ năng vận động

Tiến sĩ Brent Logan - tác giả cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng” cho biết, khi trẻ nhỏ, thậm chí là thai nhi được nghe nhạc thì có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn.

Nhịp điệu của âm nhạc có khả năng kích thích trẻ vận động một cách vui vẻ, giúp bé phát triển về thể chất, sức mạnh và khả năng điều khiển hành động của trẻ.

Những đứa trẻ được giáo dục sớm về âm nhạc sẽ có xu hướng vận động tốt hơn những trẻ không được học âm nhạc từ nhỏ.

3. Âm nhạc giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp

Học một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình và tự tin hơn.

Học một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình và tự tin hơn.

Theo tiến sĩ Brent Logan, âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ của trẻ trong việc tiếp nhận thông tin, điều này có ảnh hưởng khá nhiều đến kỹ năng giao tiếp của trẻ.

Học một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình. Ngoài ra, khi trẻ tham gia vào một ban nhạc sẽ học hỏi được các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, như kỹ năng kết nối với mọi người, kỹ năng làm việc theo nhóm...

4. Âm nhạc giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ

Tiến sỹ Manoj Kumar thuộc trường đại học Alberta ở Canada nói: “Có nhiều bằng chứng cho thấy, âm nhạc có thể tạo ra nhiều tác dụng tích cực lên trẻ sinh non. Nó làm giảm thiểu những đau đớn khó chịu mà trẻ gặp phải. Âm nhạc cũng kích thích trẻ ăn nhiều hơn, vì thế mà cân nặng được tăng lên”.

Một nghiên cứu theo dõi trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart cho thấy, việc nghe nhạc cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh. 

5. Âm nhạc giúp trẻ tự tin hơn

Nghe nhạc giúp trẻ nâng cao sự tự tin, giảm bớt căng thẳng và giúp trẻ có khả năng biểu đạt tốt hơn. Ngoài ra, âm nhạc còn giúp trẻ rèn luyện khả năng tự kiểm soát và ý thức tập thể, có trái tim biết yêu cái đẹp và thái độ sống lạc quan.

Âm nhạc cũng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chỉ số hạnh phúc của trẻ.

6. Âm nhạc giúp trẻ phát triển toàn diện các giác quan

giadinhmoi (4)

Đối với những đứa trẻ được lớn lên cùng với âm nhạc, trẻ sẽ có khả năng phân biệt các nhịp điệu, giai điệu, âm sắc, đồng thời cũng nhạy cảm hơn với các cấu trúc câu, từ vựng. Học nhạc không chỉ đơn giản là công việc của tai và ngón tay, mà còn thúc đẩy sự phản ứng của toàn bộ cơ quan trong cơ thể.

Khi nghe nhạc, hát, học nhạc cụ hoặc biểu diễn, các bộ phận như mắt, tai, não bộ và chân tay của trẻ đều hoạt động và có sự kết hợp hài hòa, điều này giúp não bộ linh hoạt hơn, phát triển trí tưởng tượng và trực giác của trẻ.

Bởi âm nhạc là một dạng nghệ thuật trừu tượng, không nhìn thấy cũng không sờ thấy, nên những âm thanh cao thấp, nhịp điệu dài ngắn của âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí tưởng tưởng và tư duy trừu tượng.

7. Cho trẻ nghe nhạc thế nào?

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh nhớ và thích những âm nhạc mà chúng đã nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu bạn có thói quen cho con nghe nhạc ngay từ khi mang thai, hãy tiếp tục điều này sau khi trẻ ra đời. 

Không nên cho trẻ nghe những giai điệu buồn. Tiến sĩ Douglas Gentile thuộc Trường Đại học Bang Iowa, Hoa Kỳ cho biết: “Những giai điệu giận dữ có thể khuấy động trẻ nhỏ, cũng như giai điệu nhẹ nhàng sẽ xoa dịu, giúp bé thấy gần gũi, dễ chịu hơn”.

Thường xuyên nghe đi nghe lại một bản nhạc nhiều lần sẽ giúp não bộ của bé ghi nhớ lâu hơn, luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ. 

Ngoài ra, hát ru cũng là một cách tuyệt vời giúp trẻ học về âm nhạc. Những bài hát ca dao và câu hát ru dịu dàng, êm ái trước giờ đi ngủ sẽ giúp tạo thói quen và sự thích thú cho trẻ, không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ trở nên phong phú mà còn giúp sự gắn kết giữa mẹ và bé sâu sắc hơn.

Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO