Báo Điện tử Gia đình Mới

Vì sao bạn có cảm giác 'nghe thấy' âm thanh của những tấm ảnh GIF?

Nhà nghiên cứu Lisa Debruine tại Viện Khoa học thần kinh và Tâm lý học Đại học Glasgow, Hoa Kỳ đã đăng một bức ảnh GIF hình những cột điện chơi nhảy dây và đặt câu hỏi khảo sát: Có ai biết tại sao mình nghe thấy âm thanh từ bức ảnh GIF này không?

nhay day

Thăm dò ý kiến: Bạn nghe thấy gì khi nhìn vào bức ảnh động này?

Trong số 315.483 người đã tham gia khảo sát của tiến sĩ Lisa Debruine trên Twitter, có tới 67% cho biết mình nghe thấy âm thanh kiểu 'thình thịch'; 20% cho biết mình không nghe thấy gì cả; 3% trả lời mình nghe được một loại âm thanh khác; và 10% 'chỉ vào để xem kết quả'.

Rõ ràng những tấm ảnh động định dạng GIF không hề có âm thanh, nhưng tại sao nhiều người vẫn 'nghe thấy' âm thanh?

Theo The Verge, đây là một dạng ảo giác đặc biệt và là một ví dụ đặc trưng của cảm giác kèm (Synesthesia).

Đây là một hiện tượng cảm giác hiếm gặp khi những giác quan như thính giác, mắt cảm nhận thấy những kích thích từ giác quan khác.

Có thể hiểu, cảm giác kèm giống như việc cảm nhận thấy có những màu sắc nhất định khi nhìn vào một con chữ, con số. Hoặc khi nhìn vào một hiện tượng, ngay lập tức não bộ sẽ liên tưởng tới một sự vật khác và gán cho chúng mối liên hệ.

Khi một giác quan bị tác động, cơ thể sẽ tạo ra những phản xạ không điều kiện ở một giác quan khác. Những người có cảm giác kèm thường sở hữu khả năng sáng tạo vượt trội hơn so với người bình thường.

Nghệ sĩ piano quá cố người Nga Nikolai Rimsky-Korsakov từng được biết đến với khả năng nhìn thấy màu sắc của những nốt nhạc (Ảnh minh họa)

Nghệ sĩ piano quá cố người Nga Nikolai Rimsky-Korsakov từng được biết đến với khả năng nhìn thấy màu sắc của những nốt nhạc (Ảnh minh họa)

Một số trường hợp hiếm gặp hơn, cảm giác kèm có thể gây ra hiệu ứng ngược lại, nghe thấy âm thanh và tưởng tượng ra hình ảnh.

Lấy ví dụ, nghệ sĩ piano quá cố người Nga Nikolai Rimsky-Korsakov từng được biết đến với khả năng nhìn thấy màu sắc của những nốt nhạc.

Một số nghiên cứu về cảm giác kèm cũng cho thấy từ ngữ có thể khiến một số người nhìn thấy màu sắc hoặc thậm chí ngửi thấy hương vị.

Trở lại với tấm ảnh GIF, hiện tượng nghe thấy âm thanh của nó được phòng thí nghiệm của Fassnidge gọi đó là 'phản hồi thính giác từ thị giác', hoặc viết tắt là 'vEAR'.

Không chỉ bức ảnh GIF trên, một khi chúng ta đã chú ý đến hiện tượng kỳ lạ đó, bạn sẽ thấy nhiều bức ảnh GIF khác cũng tạo hiệu quả ảo giác tương tự.

Bạn có nghe thấy tiếng vỗ tay không?

Bạn có nghe thấy tiếng vỗ tay không?

Hay tiếng đập uỳnh uỳnh?

Hay tiếng đập uỳnh uỳnh?

Và tiếng xé gió của chiếc xe đua?

Và tiếng xé gió của chiếc xe đua?

Tác giả của bức ảnh GIF thú vị hình ba cột điện nhảy dây là Twitter HappyToast. Anh đã tạo ra nó vào năm 2008, trong một cuộc thi Photoshop.

Sau khi bức ảnh này được tiến sĩ Lisa đăng tải và gây xôn xao trên Twitter, anh tiếp tục đăng một ảnh GIF khác tương tự, chỉ khác là bỏ đi hiệu ứng mặt đất rung chuyển, và nhiều người cho biết không còn 'nghe thấy' tiếng động thình thịch nữa.

Bạn có còn nghe thấy tiếng thình thịch khi nhìn bức ảnh này?

Bạn có còn nghe thấy tiếng thình thịch khi nhìn bức ảnh này?

Nhiều người bình luận dưới tấm ảnh của HappyToast rằng mình không còn nghe thấy tiếng động gì nữa và chính tác giả bức ảnh cũng kết luận như vậy.

Một số khác cho biết họ vẫn nghe thấy tiếng thình thịch; hoặc tiếng vun vút khi quăng dây; có bà mẹ cho biết mình không nghe thấy gì nữa nhưng con gái của cô vẫn 'nghe thấy' âm thanh nhỏ hơn khi nhìn bức GIF này.

Dù chưa có lời giải đáp chính xác từ phía các nhà khoa học hay nghiên cứu kỹ lưỡng cho vấn đề này, song ít nhất qua đây - nếu bạn thực sự 'nghe thấy' những tấm ảnh GIF này - bạn cũng biết thêm một điều rằng mình sở hữu cảm giác kèm và có khả năng sáng tạo!

Hoàng Nguyên tổng hợp/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO