Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Hướng dẫn bế trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn theo từng tháng tuổi

Tư thế bế trẻ sơ sinh đúng cách theo từng giai đoạn giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là xương sống, đồng thời cũng giúp những người lần đầu tiên làm cha mẹ không bị lúng túng.

 1. Trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi

1

Tốt nhất nên bế trẻ theo tư thế nằm ngang, hạn chế tư thế bế thẳng lưng trẻ (còn gọi là bế vác vai).

Vì trong giai đoạn này, chiều dài đầu của bé chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn thân nên khi bế vác, trọng lượng của toàn bộ phần đầu bé sẽ dồn áp lực xuống cột xương sống.

Một số bà mẹ muốn bế vác con lên sau khi cho bú để vỗ lưng cho bé ợ hơi, tránh trớ sữa thì cần chú ý để phần thân bé áp vào ngực mình và đỡ phần đầu, cổ bé ngả tự nhiên vào vai sẽ hạn chế được áp lực lên cột sống bé.

Tuy vậy, cũng không nên bế bé trong tư thế này lâu.

2
3

2. Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi

Khi bé đạt đến mốc tuổi này, bạn có thể chọn bế bé theo hướng nghiêng hoặc bế dựng thẳng đứng (bế vác).

4

Trong giai đoạn này, đầu bé đã bước đầu giữ được theo phương thẳng nhưng cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

Vì thế, tuy được khuyên là có thể bế bé theo 2 cách trên nhưng cách bế dựng thẳng lưng bé không nên duy trì trong thời gian quá lâu.

Với tư thế bế thẳng lưng bé, bạn có thể cho bé ngồi lên một cánh tay bạn, cánh tay còn lại đỡ phần ngực và cổ của bé để bé áp sát vào người bạn để tạo điểm dựa vững chắc cho cổ và lưng của bé

5

3. Trẻ từ 6 tháng trở lên

Từ giai đoạn này trở đi, bạn có thể lựa chọn nhiều tư thế bế bé khác nhau tùy theo tình huống cụ thể và ý thích của bé.

Riêng kiểu bế cắp nách, theo kinh nghiệm dân gian được truyền miệng thì nên đợi đến khi bé cứng cáp hẳn, thông thường khoảng gần 1 tuổi là tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển xương chân của bé.

Những điều cần lưu ý khi bế trẻ:

  • Trước khi bế bé, bạn nên rửa tay sạch sẽ và tháo hết vòng đeo tay, nhẫn... để tránh làm trầy xước làn da non nớt của bé
6
  • Trong khi bế bé, động tác của bạn cần nhẹ nhàng, dịu dàng, nên nhìn vào mắt bé và mỉm cười. Ngay cả khi bé khóc, bạn đừng tỏ ra mất bình tĩnh khiến động tác trở nên quá nhanh, quá mạnh. 
7
  • Khi chưa được 2 – 3 tháng, phần cổ của bé rất yếu, không có sức nâng đầu dậy. Vì vậy, bạn cần chú ý hỗ trợ cho phần đầu của bé khi bế bé lên hoặc đặt bé xuống.
  • Khi bé tỏ ra thích thú với trò chơi nào đó, sau khi kết thúc trò chơi, bạn nên bế bé trong một khoảng thời gian để bé được được yên tĩnh, thư giãn sau khi tinh thần đã ở trạng thái phấn khích. 
Lam Điểu/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO