Báo Điện tử Gia đình Mới

Mẹ già rồi, xin con hãy bao dung - Bức thư khiến hàng triệu người làm con thổn thức

Con à, đến khi mẹ già đi, chỉ mong con đừng ruồng bỏ mẹ. Khi đó, mẹ cần có người chăm sóc ở bên, giống như khi mẹ chăm con lúc nhỏ vậy, xin con hãy bao dung nhẫn nại!

Mẹ già rồi, xin con hãy bao dung - Bức thư khiến hàng triệu người làm con thổn thức 0

Khi mẹ già rồi, mắt mờ đi chân chậm lại, chỉ mong con có thể kiên nhẫn với mẹ giống như mẹ đã từng chờ đợi từng bước đi chập chững của con… Con của mẹ, ngày nào đó, nếu như con nhận thấy mẹ già đi, phản ứng chậm chạp, sức khỏe cũng yếu dần, xin con hãy nhẫn nại hiểu cho mẹ.

Nhìn mẹ ăn uống bẩn thỉu, thậm chí còn đến lúc sẽ không mặc được quần áo nữa, con đừng cười mẹ nhé, con hãy kiên nhẫn một chút, nhớ lại mẹ đã dành bao nhiêu tình yêu thương để dạy con làm những việc này.

Mẹ đã từng kiên nhẫn dạy con ăn thế nào, xỏ giày làm sao, dạy con cách chống chọi với khó khăn với cuộc sống khi lần đầu tiên bước ra đời…

Khi mẹ nói đi nói lại một chuyện, con đừng ngắt lời mẹ, hãy nghe mẹ nói!

Ngày xưa khi con còn nhỏ, mỗi tối mẹ phải đọc câu chuyện hết lần này đến lần khác, đến khi con thiếp vào giấc ngủ mới thôi.

Khi mẹ đang nói chuyện với con, đột nhiên mẹ quên không biết nói cái gì, con hãy cho mẹ một chút thời gian ngẫm lại, nếu mẹ vẫn không thể nhớ được, cũng không nên sốt ruột. Đối với mẹ, điều quan trọng nhất không phải nói chuyện, mà chỉ cần có thể ở bên con.

Khi mẹ tâm trí mơ hồ, có lúc không cẩn thận đá phải chén cơm, xin con đừng quở trách mẹ. Hãy nhớ khi còn nhỏ, con đã bao nhiêu lần ném đồ ăn vương đầy trên mặt đất.

Khi mẹ không muốn tắm, con đừng trách cứ mẹ. Con có nhớ khi con còn nhỏ mẹ đã phải nghĩ ra bao nhiêu lý do để dỗ cho con tắm không?

Mẹ già rồi, xin con hãy bao dung - Bức thư khiến hàng triệu người làm con thổn thức 1

Khi đôi chân của mẹ không thể đứng vững, xin con cho mẹ mượn đôi bàn tay của con, giống như mẹ đã làm khi con bước những bước đầu tiên trong cuộc sống.

Khi mẹ ra ngoài mà phải đi tìm mẹ, xin con đừng tức giận, cũng đừng để mẹ ở ngoài một mình, hãy từ từ đưa mẹ về nhà. Con có nhớ hồi nhỏ con đã bao nhiêu lần lạc đường, khiến mẹ vô cùng lo lắng đi tìm con không?

Khi mẹ ở gần con, mẹ không bao giờ cảm thấy buồn, tức giận hay phàn nàn, con cũng ở bên cạnh mẹ, giống như khi mẹ bên con giúp con khám phá cuộc sống. Rồi một ngày, con sẽ phát hiện rằng, dù cho mẹ có rất nhiều sai lầm, thì mẹ luôn luôn làm hết sức mình để mang lại những điều tốt nhất cho con.

Khi mẹ hấp hối, con hãy ở trước giường của mẹ, nắm chặt tay tiễn mẹ đi, mẹ không muốn trong lòng con còn lưu giữ một chút oán hận nào với mẹ.

Con biết không, để nuôi dưỡng con thành người như hôm nay, cho con được học hành tốt nhất, mẹ đã trải qua rất nhiều gian khổ. Lúc này, mẹ rất sợ hãi, mẹ không nghĩ khoảnh khắc rời khỏi trần gian lại làm cho mẹ hoang mang đến vậy.

Mẹ chỉ hy vọng, trong những ngày cuối đời của mẹ, con luôn ở bên cạnh mẹ, nhìn mẹ, cho tới khi mẹ nhắm mắt xuôi tay, mẹ không muốn ra đi lẻ loi, trơ trọi một mình, bởi vì con là tình yêu duy nhất của mẹ.

Khi mẹ già, hãy hiểu mẹ, giúp đỡ mẹ với tình yêu thương và sự nhẫn nại để giúp mẹ hoàn thành cuộc đời trên thế gian, mẹ luôn ở bên con, mỉm cười.

Mẹ già rồi, xin con hãy bao dung - Bức thư khiến hàng triệu người làm con thổn thức 2

Mẹ yêu con, con yêu của mẹ!

Con hãy biết cảm thông với tấm lòng của đấng sinh thành, bởi khi cha mẹ qua đời, bạn sẽ nhớ tất cả những điều mà bạn chưa bao giờ thực hiện, nó như một nhát búa giáng vào trái tim của bạn.

Vậy nên, nếu cha mẹ vẫn còn sống, hãy quan tâm, chăm sóc một cách thành tâm, lắng nghe, thấu hiểu và kiên nhẫn với những tâm tư của cha mẹ. Bạn hãy nhớ rằng tình yêu của cha mẹ là tình yêu vị tha nhất, vô tư nhất, tỏa sáng như ánh mặt trời!

Hy vọng rằng, những người con trong thiên hạ đều trở thành một người con hiếu thuận!

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO