Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Hóa chân nhang vào ngày nào mới không phạm

Hóa chân hương dịp Tết là việc mà nhà nhà đều thực hiện. Vậy hóa chân nhang vào ngày nào mới không phạm?

Tục hóa chân hương trong văn hóa của người Việt

Thờ cúng tổ tiên từ lâu đã được xem là tập tục truyền thống tốt đẹp và giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, đây cũng là thành tố tạo nên bản sắc của văn hóa Việt.

Người Việt tin rằng tổ tiên dù đã đi đến cõi vĩnh hằng nhưng luôn ở bên phù hộ độ trì cho con cháu khỏi các khó khăn, tai ương. Họ vui mừng khi con cháu mình gặp may, khuyến khích làm các điều tốt đẹp và quở trách khi làm điều tội lỗi. Bởi thế nên việc lau don ban thờ ngày tết rất được chú trọng. 

Trong văn hóa Việt Nam bát hương chính là biểu hiện tâm linh của mỗi gia đình, là nơi họ thể hiện lòng tôn kính, cầu sự bình an và bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình đến các bậc thần linh, gia tiên tiền tổ.

hoa-chan-nhang-ngay-nao-moi-khong-pham

Hóa chân hương ngày cuối năm là công việc gia đình nào cũng nên làm

Hóa chân hương vào ngày nào mới không phạm?

Theo phong tục của người Việt, gia chủ sẽ tiến hành hóa chân hương sau ngày 23 tháng Chạp. Vì ban thờ là thế giới thu nhỏ của những người đã khuất bởi thế nên trước khi dọn dẹp ban thờ gia chủ cần nhớ các nguyên tắc quan trọng dưới đây:

- Người dọn dẹp ban thờ phải tắm rửa sạch sẽ để tẩy uế và diện bộ trang phục gọn gàng, tươm tất

- Gia chủ sắm chút lễ mọn lòng thành dâng lên các bậc gia tiên và thông báo rằng gia đình sẽ dọn dẹp ban thờ 

- Gia chủ nên tiến hành dọn ban thờ vào ban ngày, tuyệt đối khôn dọn vào buổi tối 

Cách hóa chân nhang không phạm

Hóa chân nhang là việc rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến nơi yên nghỉ của bậc gia tiên tiền tổ mà còn tác động không nhỏ đến cuộc sống, cơ nghiệp của con cháu sau này. Chính vì thế khi hóa chân hương gia chủ cần chú ý điều sau để tránh phạm.

- Chuẩn bị khăn cùng nước lau ban thờ sạch sẽ. Tiến hành lau chùi bàn thờ, bài vị rồi bát hương. Lưu ý, riêng bài vị chỉ lau chùi và sử dụng tay để giữ tránh bát hương xê dịch vị trí. Sau khi tiến hành lau lần thứ nhất xong, gia chủ đem khăn sạch ngâm vào phần nước gừng có pha rượu rồi thêm nước hoa vắt cho ráo nước để lau lại một lần nữa.

- Riêng chén nước hay một số đồ lễ khác như lộc bình, đèn hay đỉnh đồng thì hoàn toàn có thể cất đặt, xê dịch ra vị trí khác.

- Nên sử dụng một chiếc chổi để dành riêng cho việc lau dọn bàn thờ. 

- Quá trình tỉa chân nhang cần chú ý, để lại con số lẻ chân nhang mà không hoàn toàn rút hết. Đem số chân hương vừa tỉa hóa thành tro rồi thả trôi sông. Việc làm này sẽ giúp cho người đã khuất cảm thấy mát mẻ hơn.

Xem thêm:

H.G/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO