Báo Điện tử Gia đình Mới

Hy hữu: Bé gái 8 tháng tuổi nuốt phải mảnh thủy tinh vỡ của ống thuốc

Trong lúc chơi đùa, bé gái 8 tháng tuổi đã nhặt và nuốt phải mảnh thủy tinh vỡ của ông thuốc dẫn tới suýt nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM mới tiếp nhận bé N.B.L. (8 tháng tuổi, ở Bình Phước) nuốt phải mảnh thủy tinh vỡ của ống thuốc vào đường thở.

Dị vật nằm sát và nghẹt ngay gần ngã ba hầu họng, người nhà cố móc ra nhưng không thành, có chảy máu khi móc họng, ba mẹ hoảng loạn kịp thời đưa đến bệnh viện.

Cháu bé được BSCK2 Trần Thiện Nhơn, khoa Tai Mũi Họng khẩn trương chụp XQ kiểm tra vị trí mắc dị vật rồi nhanh chóng nội soi gắp ra nhẹ nhàng mãnh vỡ, trễ tí nữa là suýt nguy hiểm tính mạng.

Nếu không kịp thời lấy mảnh thủy tinh ra, miểng chai sẽ càng chui xuống sâu thì không thể lấy dị vật bằng thủ thuật nội soi mà phải mổ hở.

  Dị vật là mảnh thủy tinh vỡ được gắp ra từ đườn thở của trẻ

Dị vật là mảnh thủy tinh vỡ được gắp ra từ đườn thở của trẻ

Ngoài ra, đầu nhọn của miểng có thể mắc cạn và đâm thủng mạch máu gây xuất huyết nội, thủng đường tiêu hóa và nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Hiện cháu bé đã ổn định sức khỏe, tập ăn lại đường miệng và sẽ xuất viện trong vài ngày tới

Qua trường hợp trên, để đảm bảo an toàn khi cho trẻ chơi tại nhà, các bác sĩ khuyến cáo:

- Để giảm thiểu tối đa nguy cơ trẻ dưới 3 tuổi bị nuốt, hóc, nghẹn dị vật nghẹt đường thở, đường ăn khi chơi đồ chơi cha mẹ nên kiểm tra thật kĩ mọi thứ trước khi đưa cho bé.

- Không được rời mắt khỏi bé. Nhiều cha mẹ tranh thủ thời gian bé ngủ để đi ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ 1 phút lơ là thôi cũng có thể xảy ra biết bao nhiêu điều rủi ro. Thay vì ngồi canh chừng con 24/24 cha mẹ hãy lắp thêm màn hình theo dõi với hình ảnh và âm thanh tốt để có thể theo dõi bé, trong khi vẫn có thêm chút thời gian cho bản thân.

- Hãy đảm bảo mọi thứ đều trong giới hạn an toàn, trẻ em thường rất nghịch ngợm và sẽ đưa bất cứ thứ gì chúng nhặt được vào mồm, kể cả đấy có là thứ sắc nhọn. Cha mẹ hãy lưu ý để đồ đạc, hóa chất nguy hiểm ra khỏi tầm với của bé, để nhà luôn là nơi thân thiện, an toàn với trẻ.

- Lưu sẵn các số điện thoại khẩn cấp phòng trường hợp cần đến.

- Kỹ năng sơ cứu bài bản tự trang bị hoặc đi học tại các lớp viện trường uy tín (nếu có điều kiện)

- Không tự ý móc họng các dị vật sắc nhọn, dễ vỡ trong tình huống hoảng loạn.

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO