Báo Điện tử Gia đình Mới

Khám phá 15 ngày lễ kỳ quặc nhất thế giới

Có những ngày lễ được tổ chức trên toàn thế giới, dù cho, xuất xứ ban đầu chỉ là truyền thống của một nước, một địa phương hoặc thậm chí của một gia đình. Sau đây là 15 ngày lễ kỳ lạ nhất trên toàn thế giới, từ Ngày của các dấu câu cho đến Ngày cả nước mở ô trong nhà...

Bạn có đặc biệt yêu thích một ngày lễ nào không?

Bạn có đặc biệt yêu thích một ngày lễ nào không?

1. Ngày của dấu chấm câu – 24/9

Một biên tập viên cao cấp của các bản tin, tên là Jeff Rubin (Anh) đã sáng lập ra Ngày của dấu chấm câu vào năm 2004, nhằm mục đích cổ vũ và nhắc nhở mọi người đặt các dấu câu đúng chỗ.
Vợ của ông, bà Norma, đã quá mệt mỏi với việc nghe ông thường xuyên phàn nàn về việc nhìn thấy những lỗi sai về dấu câu. Vì thế bà đã động viên ông làm một việc gì đó để thay đổi điều này.
Ngoài việc vận động và được Chính phủ Anh thông qua Ngày của các dấu câu, Jeff Rubin còn có một website chuyên tập trung vào các sản phẩm liên quan đến chủ đề dấu câu, các cuộc thi ảnh hay các học liệu liên quan đến chủ đề này.

2. Ngày để đổ lỗi cho người khác – Thứ Sáu ngày 13 đầu tiên hàng năm

Riêng ngày này, bạn không phải chịu trách nhiệm cho bất cứ sai lầm nào của mình.
Ngày này bắt đầu xuất hiện từ năm 1983, khi Anne Moeller (Michigan, Hoa Kỳ) đã không nghe thấy chuông báo thức, do đó cô dậy muộn và đến các buổi họp muộn, sau đó phải xin lỗi suốt cả ngày.
Câu chuyện đó xảy ra vào Thứ Sáu ngày 13, sau đó ngày này được lấy làm ngày để đổ lỗi cho người khác.

kem_2

3. Ngày ăn kem cho bữa sáng – Sáng Thứ Bảy đầu tiên của Tháng Hai

Florence Rappaport (New York, Mỹ) đã bắt đầu ngày lễ đặc biệt này vào những năm 60 của thế kỷ trước.
“Trời lạnh và tuyết rơi đầy, bọn trẻ con phàn nàn rằng trời quá lạnh nên chúng chẳng muốn làm gì. Tôi đã nói với các con: Dậy đi và ăn kem cho bữa sáng” – bà mẹ của 6 đứa trẻ ở New York đã khởi xướng ngày lễ này như vậy.
Hai đứa con nhỏ của bà đã nhớ mãi câu nói của mẹ, khi vào học Đại học họ đã vận động để Ngày ăn kem cho bữa sáng trở thành ngày lễ quốc gia.
Thậm chí, ngày này còn lan từ Mỹ sang nhiều nước như Israel, New Zealand, Anh, Canada và Nam Phi. 
4. Ngày lễ hôn nhau và trang điểm – 25/8
Jacki Milgate đề xuất ý tưởng về ngày lễ này vào Lịch sự kiện của Chase (một ấn phẩm chuyên về các sự kiện, lễ kỷ niệm trên toàn cầu). Năm 1992, đề xuất này được thông qua.  
“Tôi nghĩ rằng đây là một ý tưởng cần thiết để có một ngày dùng để hàn gắn các mối quan hệ. Tôi đến từ một gia đình người Ý, nơi có khá nhiều sự bất hòa’ – Milgate nói với báo HuffPost.
Milgate chọn ngày 25/8 vì đó là ngày sinh nhật của cô.
Truyền thống do Milgate khởi xướng bắt đầu được thực hiện. ‘Tôi đã làm các phỏng vấn trên radio với nhiều DJ ở khắp nơi trên nước Úc. Tôi đã nhận được thư từ của nhiều người, thậm chí Ngày lễ hôn nhau và trang điểm còn được phản ánh trên báo USA Today”.
5. Ngày khen ngợi các chú sóc – 21/1
Ngày khen ngợi các chú sóc là sản phẩm trí tuệ của Christy Hargrove, một nhà phục hồi động vật hoang dã ở North Carolina (Mỹ).
Hargrove đã phát minh ra ngày khen ngợi các chú sóc vào năm 2001 để kỷ niệm những con sóc và giáo dục mọi người về loài này.
Bạn có thể mừng dịp này bằng cách đưa thức ăn cho sóc, đọc về thú vật hoặc quan sát chúng một cách trực tiếp.

cho

6. Ngày ôm chó cưng của bạn - Chủ nhật thứ hai của tháng 9
Người huấn luyện chó Ami Moore đã tạo ra Ngày ôm chó cưng của bạn để tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ nhân của chúng.
Lễ kỷ niệm này bắt đầu xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước và vẫn còn tiếp tục được kỷ niệm cho đến ngày nay.
7. Ngày của những người không phải là nữ công tước – 27/8
Đây là ngày kỷ niệm cuộc đời và sự nghiệp của tác giả người Ai len Margaret Wolfe Hungerford (1855-1897), người có bút danh là Nữ công tước.
Cũng không rõ tại sao người ta chọn ngày 27/8 để kỷ niệm, vì ngày sinh nhật của bà là 27/4.
Dù sao, đây là một dịp tuyệt vời để đich cuốn sách nổi tiếng nhất của bà: “Molly Bawn’ – cuốn sách có câu nói mang ý nghĩa biểu tượng: “Vẻ đẹp ở trong mắt của người ngắm nhìn’.
8. Ngày vẽ chim – 8/4
Một bé gái 7 tuổi người Anh tên là Dorie Cooper là người đã tạo ra cảm hứng cho Ngày vẽ chim.
Vào năm 1943, mẹ của cô bé đã đưa bé đến bệnh viện để thăm một nười chú, một người lính bị thương nặng trong chiến tranh.
Cô yêu cầu chú mình vẽ bức tranh một con chim, và người chú đã vẽ một con chim robin.
Cô bé thích thú và đem bức trang về treo tại phòng.
Dorie rõ ràng đã đem sự chân thành và đang yêu của mình đến cho bệnh viện, nâng đỡ tinh thần người chú. Câu chuyện cũng giúp những người lính đang phải điều trị trong viện rất vui.
Họ bắt đầu tổ chức các cuộc thi vẽ mỗi khi cô bé đến thăm. Chỉ một thời gian sau cả khoa điều trị của họ tràn ngập các bức tranh vẽ chim.
Cô bé Dorie bị tai nạn ô tô và qua đời 3 năm sau đó.
Quan tài của cô phủ đầy những bức tranh vẽ chim do những người lính, y tá và bác sĩ tại bệnh viện quen thuộc vẽ tặng.
Mọi người đã tưởng nhớ đến cô bé mỗi năm, vào ngày sinh nhật của cô – 8/4. Vào ngày đó, họ vẽ những chú chim và khởi xướng một cách để giúp những người lính mau chóng tìm thấy niềm vui và quên được những ám ảnh của chiến tranh.

chim


9. Ngày cho chữ viết hoa – 22/10
Có một ngày đặc biệt để tôn vinh dấu “caps lock" trên bàn phím máy tính.
Derek Arnold đã sáng lập ra ngày lễ này vào năm 2000.
“Ngày quốc tế dành cho dấu caps lock thực tế là một sự nhắc nhở đến một nhóm nhỏ những cá nhân Phương Tây vị kỷ: Phần lớn dân số trên thế giới viết bằng hệ thống chữ viết mà không có khái niệm gì về chữ in hoa.
Vì thế hãy cười giễu những người kỷ niệm ngày này, từ đó chúng ta có thể xóa bỏ những quy tắc mang tính địa phương nhỏ hẹp: chẳng qua là họ đang làm một trò ngu ngốc khác với mọi người mà thôi".
10. Ngày cả nước mở ô trong nhà - 13/3
Theo quan điểm mê tín ở Mỹ, mở một cái ô trong nhà sẽ gây ra nhưng điều không may rơi như mưa xuống bạn.
Một quý ông ở Maryland tên là Thomas Edward Knibb đã nghĩ đây là một cơ hội để có thêm lễ kỷ niệm.
Knibb phát minh ra Ngày mở ô trong nhà năm 2003 như một cách để chống lại mê tín dị đoan. Ông khuyến khích mọi người mở ô dù của họ bên trong nhà và nhận ra rằng không có gì xấu xảy đến sau đó.

Theo quan niệm phương Tây mở ô trong nhà có thể đem lại rủi ro

Theo quan niệm phương Tây mở ô trong nhà có thể đem lại rủi ro

11. Ngày làm việc khỏa thân - Thứ Sáu đầu tiên của Tháng Hai
Nếu bạn vẫn e ngại, bạn có thể ăn mừng Ngày làm việc khỏa thân bằng cách làm việc ở nhà.
Bà Lisa Kanarek, một tác giả sách và nhà phê bình văn học đã tạo ra kỳ nghỉ này năm 2011.
"Làm việc khỏa thân là ngày để kỷ niệm tự do của bạn, thưởng thức một sự sắp xếp ngọt ngào cho phép bạn dành thời gian với gia đình, đặt giờ riêng của bạn, nói lời tạm biệt với ông chủ cũng như việc gây phiền cho các đồng nghiệp khác", bà viết trên trang web của mình.
12. Ngày để tử tế với luật sư - Thứ Ba thứ hai của Tháng Tư
Ngày nghỉ lễ không chính thức này là sản phẩm trí tuệ của Steve Hughes, một luật sư tại Mỹ.
Trang web về kỳ nghỉ giải thích: "Bất cứ khi nào Steve nói với bạn bè, hàng xóm và những người ngồi cạnh anh ấy trên máy bay, rằng mình là luật sư, anh ấy đã gặp những khuôn mặt nhăn lại, những nhận xét châm chọc và những tiếng thở dài mỉa mai"
Hughes cuối cùng đã quyết định tạo ra một ngày đặc biệt để tôn vinh các luật sư. Anh ấy đã chọn Thứ Ba thứ hai của Tháng Tư vì rơi vào giữa Ngày Cá tháng tư và Ngày thuế.
13. Ngày Tết ném bánh hoa quả - 3/1
Lịch sử chính xác của kỳ nghỉ này không được xác nhận, nhưng nhiều người tin rằng lễ  hội này có nguồn gốc ở Manitou Springs, Colorado (Mỹ) như một cách để mọi người thoát khỏi các loại bánh còn tồn lại sau Lễ Giáng sinh.
Thị trấn này đã tổ chức một cuộc "Ném bánh trái cây" bắt đầu từ năm 1996 và tiếp tục cho đến ngày nay.

Ngày lễ ném bánh hoa quả tại Colorado - Mỹ

Ngày lễ ném bánh hoa quả tại Colorado - Mỹ


14. Ngày không có gì đặc biệt – 16/1
Để tôn vinh mỗi ngày bình thường trong năm, Nothing Day (Ngày không có gì đặc biệt) đến như là một cứu trợ.
Nhà báo Harris Harold Pullman Coffin (Mỹ) đã đề xuất Ngày Không có gì đặc biệt của quốc gia năm 1972 như một kỳ nghỉ không chính thức để cho mọi người ‘có một ngày mà họ có thể ngồi mà không cần cử hành, quan sát hay tôn vinh bất cứ điều gì’.
15. Ngày không não – 27/2
Adrienne Sioux Koopersmith, người tuyên bố mình là "nhà nghiên cứu sự kiện hàng đầu của nước Mỹ", cho biết đã tạo ra kỳ nghỉ này để mọi người có thể nghỉ ngơi, thoát khỏi những dự án có nhiều suy nghĩ hoặc phân tích.
 

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO