Báo Điện tử Gia đình Mới

Kiến thức về 5 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, cha mẹ nhất định cần biết

Mỗi năm trên toàn cầu có xấp xỉ 300.000 ca bệnh ung thư mà bệnh nhân là trẻ em. Tuy nhiên, các dấu hiệu về bệnh ung thư ở trẻ thường bị che lấp vì các triệu chứng như nổi hạch, bầm tím, sốt... cũng xuất hiện do các bệnh thông thường của trẻ nhỏ.

Một bệnh nhân ung thư trẻ em tại Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội)

Một bệnh nhân ung thư trẻ em tại Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội)

Sau đây là top 5 bệnh ung thư trẻ em phổ biến nhất, cha mẹ nên tìm hiểu để có những hiểu biết cơ bản.

1. Bệnh ung thư bạch cầu

Ung thư bạch cầu là bệnh ung thư xảy ra ở các tế bào bạch huyết. Bệnh phát sinh khi tế bào tủy xương sản xuất một số lượng bất thường các tế bào bạch huyết chưa hoàn chỉnh.

Các tế bào này sau đó di chuyển theo dòng máu và chèn ép các tế bào lành mạnh khác, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong cơ thể.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, có thể là mãn tính hoặc cấp tính. Đây là một trong những bệnh ung thư hàng đầu ở trẻ em, trên toàn cầu.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh bạch cầu chiếm 30% của tất cả các loại ung thư ở trẻ em.

Có 6 loại bệnh bạch cầu ở trẻ em, triệu chứng phổ biến là:

  • Nhiễm trùng nhiều lần
  • Thường xuyên bị bầm tím và chảy máu
  • Chán ăn và đau bụng
  • Khó thở
  • Sưng tấy
  • Đau khớp và xương
  • Thiếu máu cấp tính

Để chẩn đoán bệnh bạch cầu, bác sĩ cần khám sức khoẻ, xét nghiệm máu và xét nghiệm tủy xương.

Một điều may mắn là, bệnh bạch cầu ở trẻ em có thể chữa được trong hầu hết các trường hợp. Vì vậy, cha mẹ cần tích cực hợp tác với bác sĩ để điều trị, chăm sóc cho con.

2. Ung thư não

Khi có sự tăng trưởng tế bào bất thường trong não, não sẽ có một khối u. Khối u này có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư).

Các triệu chứng thường gặp của u não là:

  • Thường xuyên nhức đầu
  • Chóng mặt, mất cân bằng cơ thể
  • Suy giảm khả năng nhìn, nghe, nói
  • Thường xuyên bị nôn
  • Mất khả năng tập trung
  • Mất trí nhớ
  • Cơ thể yếu đuối

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh này, bác sĩ sẽ lựa chọn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, cỡ của khối u, loại khối u và vị trí khối u.

Có một số phương pháp chẩn đoán phổ biến sau:

  • Khám thực thể
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Kiểm tra dịch não tủy

Nếu khối u là lành tính, bệnh này sẽ có thể chữa khỏi nhờ phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu khối u là ác tính (thường xảy ra trong phần lớn các trường hợp), việc điều trị chỉ có thể giúp kéo dài sự sống. Các phương pháp điều trị bao gồm: hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

Một bà mẹ chăm sóc con bị ung thư tại Viện Huyết học và truyền máu Trung Ương

Một bà mẹ chăm sóc con bị ung thư tại Viện Huyết học và truyền máu Trung Ương

3. U nguyên bào thần kinh

Loại ung thư này thường phát triển do các tế bào thần kinh chưa trưởng thành. Thông thường, các tế bào xuất hiện từ tuyến thượng thận. Sau đó, tế bào sẽ phát triển thành khối u ác tính có thể xuất hiện ở bụng, ngực, hoặc thậm chí ở các mô thần kinh của tủy sống.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, u nguyên bào thần kinh thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Và mặc dù bệnh được cho là bắt đầu trước khi sinh, nó chỉ có thể được phát hiện sau khi trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

Thông thường, do sự phát triển chậm của bệnh, các bác sĩ có thể chẩn đoán sớm.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh là:

  • Xuất hiện khối u ở ngực, cổ và/ hoặc khung chậu
  • Suy giảm khả năng đi lại
  • Các nốt bầm màu xanh hoặc tím dưới da
  • Có quầng thâm ở mắt
  • Nhức cơ thể, điển hình là ở ngực, cánh tay và chân
  • Tiêu chảy
  • Cao huyết áp
  • Sốt và thiếu máu

Đôi khi, trẻ bị u nguyên bào thần kinh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh, bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, sinh thiết, chụp cắt lớp CT, chụp MRI...

Sau khi chẩn đoán được hoàn thành, trẻ có thể cần các điều trị sau đây: Phẫu thuật cắt bỏ khối u; Hóa trị. Liệu pháp ghép tế bào gốc có thể áp dụng trong một số trường hợp.

4. Khối u Wilms hoặc u nguyên bào thận

U nguyên bào thận là một trong những bệnh ung thư trẻ em hàng đầu, chiếm khoảng 5% trong số tất cả các bệnh ung thư ở trẻ em.

Trong loại ung thư này, các tế bào chưa trưởng thành bắt đầu phát triển trong thận của trẻ sơ sinh. Thông thường, thận sẽ hoàn chỉnh vào lúc trẻ 3- 4 tuổi.

Nhưng khi mắc bệnh này, các tế bào chưa trưởng thành ở thận gắn kết với nhau để tạo thành một khối u. Thật không may, khối u này luôn luôn là ác tính.

Khi mắc căn bệnh này, thận của trẻ sẽ bị tác động đầu tiên. Ngoài các vấn đề liên quan đến tiểu tiện, một số triệu chứng khác sẽ xuất hiện, bao gồm:

  • Sưng hoặc nổi cục xung quanh bụng
  • Sốt kéo dài
  • Đau xung quanh bụng hoặc nhiều nơi trên cơ thể
  • Chán ăn

Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên, cha mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ để tiến hành các chẩn đoán phù hợp.

Đây là căn bệnh ung thư có thể chữa trị được, với các phương pháp phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Ngoài ra, các bác sĩ có thể tư vấn các liệu pháp thay thế, như massage, châm cứu, sử dụng thảo dược...

Có tới 300.000 trẻ mắc ung thư hàng năm trên toàn thế giới

Có tới 300.000 trẻ mắc ung thư hàng năm trên toàn thế giới

5. U Lympho ác tính

U Lympho ác tính là loại ung thư ảnh hưởng đến hệ đề kháng. Bệnh khởi phát từ một vài tế bào trong hệ đề kháng (hạch bạch huyết) của trẻ, sau đó có thể cũng ảnh hưởng đến tế bào tủy xương và các cơ quan nội tạng khác.

Triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở cổ, nách, hoặc vùng háng
  • Giảm cân nhanh
  • Sốt liên tục
  • Nóng bức, toát mồ hôi
  • Cơ thể yếu ớt

Nếu phát hiện ra con có các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để thực hiện một số xét nghiệm chấn đoán.

Nếu xét nghiệm dương tính, các lựa chọn điều trị của con bao gồm hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, cũng như ghép tủy xương.

5 phương pháp để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh ung thư

  • Không hút thuốc
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵn, thịt đã qua chế biến...
  • Đảm bảo cơ thể trẻ hoạt động năng động
  • Bảo vệ da cho trẻ khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời
  • Bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ. Trẻ cần được tiêm chủng các loại vắc xin quan trọng để bảo vệ bé khỏi các bệnh lây nhiễm.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO