Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mẹo dọn dẹp nhà cửa dành cho những người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang

Tất cả những gì bạn cần biết về việc dọn dẹp nhà cửa để tránh viêm xoang và viêm mũi dị ứng.

cach-lau-don-nha-cua-cho-nguoi-bi-viem-xoang-viem-mui-3

Dọn dẹp nhà cửa có thể giúp giảm các bệnh về đường hô hấp.

Nếu bạn hoặc ai trong nhà bạn bị hen xuyễn/viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc mãn tính, việc dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ có thể loại bỏ các tác nhân gây dị ứng thường gặp như ve bụi nhà, phân côn trùng, phấn hoa, lông động vật và nấm mốc.

Hãy cùng Gia Đình Mới vệ sinh nhà cửa hàng tuần theo các phương pháp dưới đây để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.

1. Nguyên tắc chung

6 mẹo giảm tác nhân gây dị ứng trong nhà:

1. Kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ trong phòng. Ve bụi nhà và nấm mốc rất thích nhiệt độ và độ ẩm cao. Khi giữ nhiệt độ phòng ở khoảng 20 – 22 độ C và độ ẩm không quá 50%, bạn có thể ngăn chúng sinh sôi nảy nở.

2.    Sử dụng màng lọc siêu nhỏ cho điều hòa. Thay hoặc rửa màng lọc hàng tháng.

3.    Diệt côn trùng và chuột – dùng bẫy hoặc thuốc diệt và dán kín các khe mà chúng có thể xâm nhập vào.

4.    Để nhà cửa gọn gàng.

5.    Không hút thuốc trong nhà.

6.    Để thú cưng ở bên ngoài. Tắm và dọn giường cho chúng hàng tuần.

2. Dọn phòng ngủ

Empty

Dọn giường và giặt ga giường thường xuyên để tránh các loại tác nhân gây dị ứng - Nguồn: Pinterest

Chúng ta dành nhiều thời gian trong phòng ngủ, hơn nữa trong căn phòng này có nhiều thứ bằng vải rất dễ bám bụi vì thế cần lau dọn phòng ngủ hàng tuần.

Bắt đầu bằng việc dọn giường – ga trải giường, vỏ gối và chăn cần được giặt ít nhất một lần mỗi tuần bằng nước nóng.

Sau đó hãy dọn từ trên xuống dưới: lau chùi quạt trần và bóng đèn, quét bụi rèm cửa, đồ nội thất và hút bụi sàn, bao gồm cả gầm giường và dưới chân bàn ghế.

Để tránh bị dị ứng, nên tránh dùng thảm mà hãy lắp sàn gỗ cứng hoặc lát gạch.

Tốt nhất là tránh đưa thú cưng vào trong phòng ngủ và không cho chúng trèo lên giường.

Luôn đóng tủ quần áo và sử dụng thùng rác có nắp đậy.

 3. Dọn phòng tắm

Empty

Nhà tắm là nơi có rất nhiều nấm mốc và cần lau chùi thường xuyên - Nguồn: Pinterest

Những tác nhân gây dị ứng nguy hiểm nhất trong phòng tắm là nấm mốc. Bạn có thể ngăn nấm mốc phát triển bằng cách sử dụng chất tẩy rửa có clo, hydro peroxit hoặc một loại chuyên biệt nhưng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và không bao giờ được trộn chung các loại hóa chất với nhau.

Để diệt nấm mốc, pha hỗn hợp gồm 3 phần nước : 1 phần chất tẩy. Hãy nhớ đeo găng tay cao su và bật hút mùi, sử dụng bàn chải cứng để lau chùi những chỗ có nấm mốc.

Đối với các ngóc nghách khó lau chùi, thấm ướt khăn giấy với hỗn hợp trên rồi đặt vào các chỗ cần dọn dẹp và để từ 10 – 15 phút, sau đó dùng bàn chải chà lại và xả nước.

Để ngăn nấm mốc phát triển, lắp và bật quạt thông gió mỗi khi tắm. Sau khi sử dụng xong, lau khô bồn tắm hoặc vòi hoa sen. Kiểm tra bồn tắm, bồn cầu và bồn rửa mặt thường xuyên để tránh rò rỉ nước.

Luôn phơi khô khăn tắm sau khi dùng. Giặt thảm và rèm nhà tắm thường xuyên.

4. Dọn phòng khách

Empty

Phòng khách cần được dọn hàng tuần và tốt nhất là nên hút bụi thảm hai ngày/lần - Nguồn: Pinterest

Cũng giống như trong phòng ngủ, bắt đầu lau dọn từ trên xuống dưới, bắt đầu từ quạt trần và bóng đèn. Đừng quên lau chùi cửa sổ và bất kỳ bề mặt phẳng nào, bao gồm cả đồ nội thất và ván ghép tường.

Phòng khách cần được dọn hàng tuần và tốt nhất là nên hút bụi thảm hai ngày/lần.

Nếu trồng cây trong phòng khách, bạn có thể để các hòn đá cuội dưới gốc cây để hấp thụ nấm mốc.

Cây giả cần được hút bụi hàng tuần và xả nước định kỳ để loại bỏ bụi bẩn.

Thay vì dùng các loại hóa chất xịt phòng, hãy thử dùng vỏ cam hoặc các gia vị như quế hoặc nhục đậu khấu.

5. Dọn phòng bếp

Empty

Bếp là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại vi khuẩn và côn trùng - Nguồn: Pinterest

Bếp là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại vi khuẩn và côn trùng. Để ngăn chặn điều này, bạn có thể sử dụng quạt thông gió để giảm độ ẩm.

Thường xuyên kiểm tra bồn rửa, tủ lạnh và tủ đông để đề phòng rò rỉ. Hàng tuần, lau dọn tủ lạnh và bỏ các loại thức ăn đã bị mốc hoặc hết hạn sử dụng.

Lau nhà, giặt giẻ chùi chân, dọn bàn bếp và bồn rửa thường xuyên. Sau mỗi bữa ăn cần rửa bát ngay. Đồ ăn nên để trong hộp kín và đổ rác hàng ngày.

Mỗi năm cần dọn tủ, chạn bát đĩa ít nhất 4 lần.

6. Dọn lối vào và phòng kho, phòng giặt

Empty

Lối vào cũng cần được dọn dẹp sạch để tránh các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào nhà - Nguồn: Pinterest

Để giảm các tác nhân gây dị ứng, trước hết phải ngăn chúng không xâm nhập vào nhà. Hàng tuần, hãy quét dọn lối vào. Trước khi vào nhà cần nhắc nhở mọi người cởi giày.

Quần áo mặc đi đường nên treo gần lối vào chứ không nên treo trong phòng ngủ.

Trong phòng giặt, thường xuyên kiểm tra xem máy giặt có bị rò rỉ không. Sau mỗi lần giặt, rửa sạch khay đựng xà phòng.

Phòng kho có thể là nơi rất ẩm thấp và nhiều bụi, vì thế hãy sử dụng thùng rác có nắp đậy và phủ bạt lên những thứ không dùng đến để tránh dính bụi. Ngoài ra, bạn nên tránh trữ quá nhiều đồ trong kho.

Có thể dùng máy hút ẩm nếu cần thiết. Tránh dùng thảm mà nên lát gạch dễ dàng dọn dẹp.

Dụng cụ lau dọn tốt nhất để giảm tác nhân gây dị ứng

- Máy hút bụi: sử dụng máy hút bụi có túi lọc Hepa hoặc dùng túi đôi để hút được càng nhiều bụi bẩn càng tốt. Đối với máy hút bụi không có túi, thường xuyên rửa cốc đựng bụi.

- Máy hút bụi làm sạch vải: loại máy hút bụi này dùng đèn tia cực tím để diệt ve bụi nhà và các vi khuẩn rồi sử dụng một hệ thống lọc hai chiều để diệt 99,9% các tác nhân gây bệnh khác trên bề mặt vải.

- Giẻ và chổi microfiber: Vải microfiber lau bụi sạch hơn cotton hoặc khăn giấy. Hãy chọn các loại dụng cụ vệ sinh có thể tháo đầu chổi ra cho vào máy giặt. Trước khi lau nhà, làm ẩm chổi và giẻ lau để lau sạch hơn.

- Miếng dính bụi dùng một lần

- Khẩu trang và găng tay: Hãy chọn loại khẩu trang dùng một lần hoặc có thể giặt được dễ dàng. Tránh sử dụng găng tay latex nếu bị dị ứng mà nên chọn găng tay cao su có cotton bên trong.

- Các loại nước giặt: Chọn loại nước giặt không màu và không có chất tẩy khiến da bị dị ứng.

Các loại chất tẩy rửa tốt nhất dành cho người bị dị ứng

Nhiều loại nước tẩy rửa có thể là tác nhân gây dị ứng, khiến bạn sổ mũi, ngứa mắt và nổi mẩn. Vì thế, hãy chọn những loại chất tẩy rửa chứa càng ít hóa chất càng tốt, nhất là các chất sau:

- Ammoniac

- Limonen

- Formaldehit

- Natri hypoclorit

- Natri lauryl sulfat

Hãy tìm các loại chất tẩy không màu hoặc dùng các sản phẩm tự nhiên như dấm trắng, baking soda hoặc nước chanh để lau dọn.

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO