“Nuôi con vất vả là đương nhiên, nhưng hãy cứ nỗ lực trong khả năng của mình, nuôi con thuận tự nhiên vì những em bé thuộc về hạnh phúc, thay vì phải gồng gắng quá mức và chạy theo những thước đo so sánh đua tranh.”

Dịp 8/3, Lê Nguyễn Nhật Linh cởi mở, thoải mái chia sẻ với Gia Đình Mới về hành trình mang thai mà với cô, mang thai là một hành trình vô cùng đặc biệt chỉ của riêng người phụ nữ. Phụ nữ có hành trình thành công, có hành trình trưởng thành, có hành trình theo đuổi đam mê, có hành trình kiếm tìm hạnh phúc... Nhưng mang thai là một hành trình sẽ đem đến nhiều cảm xúc nhất, các cảm xúc cứ rối bời, lẫn lộn, xen ngang, đan dọc, thắt xoắn, cuộn chặt lấy nhau...

"Thân yêu gửi con của ta!

Cuộc sống khiến chúng ta nhận ra, không ai là bé bỏng mãi mãi. Con ạ, con sẽ được sinh ra, rồi lớn lên, trưởng thành, còn mẹ sẽ từng trải và già đi. Thời gian là một cơn gió, ngược chiều thì con không thể bắt giữ, xuôi chiều thì con càng khó đuổi theo, chỉ còn cách sống thật sâu từng khoảnh khắc, sống thật đậm mỗi trải nghiệm và sống đến tận cùng mỗi ngày.

Mẹ đang sống giữa một Hà Nội mọi thứ cuồn cuộn vội trôi. Dòng người miệt mài chảy tràn phố xá, những toà nhà liên tục dựng cao, guồng xoáy công việc quay cuồng, ngày chưa hết đường đã tối, đêm chưa tàn sáng đã chuyển bình minh.

Mẹ nghĩ mình cần sống chậm hơn để bềnh bồng cảm xúc cùng con, để kịp chậm rãi nhìn khi mùa thu vàng ửng, căng mọng, thì mùa đông còn non xanh trên cành. Khi mùa xuân nhú lá, mùa hạ sẽ thả nắng tràn qua.

Vài năm trước mẹ đã từng viết những dòng gấp lại một quyển sách khác rằng, vài năm nữa, bố các con, sẽ là người mẹ muốn cùng ngồi ăn tối mỗi ngày, đợi nhau về ăn cơm, chăm chút nấu nướng... Chứ không phải là người mà phải ngồi đối diện nhau trong những bữa ăn. Đó hẳn là một cơ duyên thú vị, mẹ tin như thế. Và khi mẹ đang viết trang mở đầu quyển sách này, tình yêu là một điều quá kì diệu bởi vì mẹ đã gặp được bố của con rồi!

Con của ta. Dù có lúc con làm sai và bị mẹ mắng giận. Thì mong con nhớ, đó vẫn luôn là yêu thương. Và chỉ vì yêu thương. Sự nóng dữ, là nhất thời thôi. Một lúc nào đó, xin hãy hiểu, mẹ không nuông chiều con, mà là mẹ nâng niu con. Mẹ không nghiêm khắc, nhưng mẹ sẽ dạy con một cách nghiêm túc. Mẹ sẽ không đề cao con, dù mẹ tự hào đến mấy đi nữa, mẹ chỉ cổ vũ và tôn trọng con.

Mẹ không phải là một bà mẹ hoàn hảo. Trên đời, không có bà mẹ nào tuyệt đối hoàn hảo. Nhưng tình cảm dành cho con cái là thứ không bao giờ sứt mẻ. Và nguyên khối chân thành. Chỉ là yêu thương, luôn là yêu thương. Chúng ta sẽ cùng hiểu, cùng tin, cùng sẻ chia và bên cạnh nhau. Chúng ta sẽ cùng xuyên ngang chạy dọc năm cùng tháng tận. Suốt cả cuộc đời.

Con à, đến một lúc nào đó, khi đã trở thành cha, là mẹ, con sẽ thấu cảm sự xúc động nghẹn ngào như ta bây giờ, rằng có những giọt nước mắt mặn nhưng lại cũng rất ngọt, đó là nước mắt rơi xuống khi hạnh phúc oà vỡ, kể từ khoảnh khắc mà ta biết mình: có con!

Làm mẹ thật đặc biệt vì những đứa con thực sự là những điều kì diệu quá tuyệt vời!

Bây giờ, mẹ đang hồi hộp đợi ngày được gặp con, say sưa ngắm nhìn con, được chạm khẽ thơm nhẹ má con, được bàn tay con nắm chặt lấy ngón tay mẹ, được ôm con nâng niu thật ấm ở trong lòng.

Rồi sau này mẹ đợi ngày con lớn, vào một hôm gió ngọt như kem, chúng ta sẽ ngồi bên cửa sổ, ngắm hàng cây gầy ngoắc những sợi dây điện đen đặc ngoài kia. Và cùng đọc chung quyển sách này, con nhé!

Yêu con. "

S xut hin ca thiên thn nh đã thay đổi ch và cuc sng hai v chng ch như thế nào?

- Đó là một món quà chứ không phải một sự xáo trộn. Cuộc sống của nhà tôi vẫn tự nhiên như cũ, chỉ là các câu chuyện kể về “người thứ ba” nhiều hơn, vui hơn, thú vị hơn. Tôi và chồng đều lần đầu làm bố mẹ, vừa hồi hộp vừa bối rối, vừa hạnh phúc vừa lo lắng, nhưng rồi vẫn tin mong rằng mọi thứ sẽ ổn thôi, nếu có chỗ nào chưa có kinh nghiệm hy vọng sau này em bé sẽ thông cảm cho sự ngơ ngác của bố mẹ.

Là mt người duy m, ch đã đặt mình vào bc tranh nuôi dy con cái vi nhng cái than tri ca các ông b bà m hin nay như thế nào?

- Tôi đã không còn là một người theo đuổi chủ nghĩa duy mỹ nữa vì chưa đủ khả năng điều kiện cho những đam mê xa xỉ, tôi chuyển sang sống theo phong cách Kawaii kiểu Nhật, nghĩa là sống và yêu những gì “đáng yêu dễ thương chết đi được”. Có em bé là điều đáng yêu nhất trên đời, tại sao lại dành hết thời gian và năng lượng cho việc than phiền?

Nuôi con vất vả là đương nhiên, nhưng tôi vẫn nghĩ mong đợi một đứa bé thế nào thì nuôi con hãy cứ nỗ lực trong khả năng của mình, nuôi con thuận tự nhiên vì những em bé là thuộc về hạnh phúc, thay vì phải gồng gắng quá mức và chạy theo những thước đo so sánh đua tranh.

Khi chưa lp gia đình, ch viết cun sách Nín đi con, cun sách này nh hưởng ti ch như thế nào trong hành trình nuôi dy con?

- Thời điểm tôi viết quyển sách đó chỉ đang là một bà mẹ “giả tưởng”, gửi gắm chia sẻ cho đứa con ở “tương lai” qua văn học. Bây giờ, tôi thực tế hơn, mở rộng nhiều góc nhìn, cách đánh giá để phát triển tư duy hơn. Vậy nên có lẽ quyển sách đó sẽ chỉ là một phần rất ít trong quan điểm của tôi suốt quá trình nuôi con lớn và đồng hành cùng con trưởng thành sau này.

Vy thì, hin ti, ch nuôi con như thế nào?

- Tôi không cần trở thành một bà mẹ thông thái, con lớn lên, sự hiểu biết của người mẹ cũng sẽ được tự nhiên mà đầy đủ. Tôi không muốn là một bà mẹ áp lực, rồi đổ dồn hết áp lực sang đứa con, sinh ra bao nhiêu cân, hàng tháng tăng bao nhiêu cân, dài bao nhiêu cm, so đo với nhà này nhà nọ từng mm, cứ hỏi dò nhau rồi kẻ khóc người cười, rồi cũng là vô nghĩa cả, vì đến tuổi khác lại so đo đua tranh ganh nạnh với nhau những vấn đề khác. Và chắc chắn rồi cũng vô nghĩa cả.

Tôi không cho con ăn theo cữ kiểu bao nhiêu tiếng phải ăn 1 lần, cũng không luyện con ngủ ép theo giờ thế này thế khác. Mỗi người một cách nuôi con, như mỗi chúng ta vẫn luôn khác nhau thì mọi sự khác biệt nên được tôn trọng.

Tôi cũng không đọc hết sách này sách nọ, rồi loạn xạ thông tin và các trường phái, sự mâu thuẫn luôn luôn tồn tại, tranh cãi giữa các luồng tư tưởng đều là sự hao tốn thì giờ.

Tôi không cố gắng để trở thành bà mẹ đọc hiểu nhớ ghi vanh vách mọi thứ, nhưng cũng tuyệt đối không được phép là một bà mẹ không biết gì.

Tôi cũng không tham gia các khoá học thai giáo hoặc tiền sản, vì thai giáo tốt nhất là tinh thần người mẹ, học này học nọ mà stress hay bi quan thì cũng vô ích. Tiền sản cũng vậy, nếu học mà áp lực phải trở - thành - một - bà - mẹ - hoàn - hảo ngay từ khi con sinh ra rồi chẳng may làm không tốt lại tự trầm cảm, thì tôi thà là một bà mẹ vụng về ngơ ngác nhưng đầy yêu thương để nuôi con một cách tự nhiên, nhìn con lớn trìu mến từng ngày.

Không ai là làm mẹ thật tốt được ngay từ đầu, cũng như kỳ vọng hoàn toàn đứa trẻ phải thật ngoan, thật nề nếp, tự giác từ khi sinh ra thế nên thay vì áp lực, tôi chọn cách thả lỏng bản thân để cùng cho nhau thời gian làm quen dần dần.

Như lần đầu tiên gặp gỡ chạm mắt chạm trán nhau, như lần đầu tiên cho con bú những giọt sữa non đầu tiên, trước đó thậm chí còn chưa từng cho bú thì làm sao mà biết cách được, thậm chí làm sao biết mình sẽ có sữa sau sinh hay không.

Con chỉ duy nhất một lần bé bỏng, duy nhất một lần là trẻ sơ sinh, mà đã là một đứa trẻ, tôi muốn con được thật sự là một đứa trẻ, không phải rơi vào hoàn cảnh chưa gì đã bị đè nặng áp lực, chưa gì đã phải theo luật lệ quân đội, chưa gì đã khóc không ai dỗ, ngủ không ai ôm, chưa gì đã phải ăn khi còn no bụng...

Thế nên, ngay từ khi mang thai, tôi tự do và thoải mái tinh thần nhất có thể, đó có lẽ là lý do mà trộm vía, tôi có một thai kì khoẻ mạnh và vui vẻ đến vậy, mặc dù mang thai không phải một cuộc vui, một trò chơi, mà có rất nhiều nhức mỏi và lo lắng.

Trước đây, chưa bao gi ch có ý định ly chng trước năm 30 tui. Có lý do gì đặc bit dn ch đến quyết định tr thành cô dâu tui 24 và làm m tui 25?

- Bởi vì người tính kỹ đến mấy vẫn thua trời sắp đặt, khi cơ duyên và cơ may cùng xuất hiện, gặp một người đúng lúc đúng thời điểm thì mọi thứ sẽ xảy ra khác với kế hoạch. Thay vào đó là một con đường khác, rộng mở hơn, sáng rõ hơn, không còn đơn độc.

Tôi chưa bao giờ yêu một người mà vì muốn ở bên cạnh người đó, có thể can đảm dứt khoát rẽ ngang cả một hành trình riêng, cũng chưa từng gặp một người mà tin vào trực giác của tôi “nhất định phải là anh ấy, không phải anh ấy, sẽ không là ai khác”.

Tôi tin rằng, đó là một chọn lựa đúng và anh ấy là một người bố tuyệt vời của các con tôi. Vậy nên, suốt thai kỳ, tôi có rất nhiều cảm xúc tích cực và biết ơn, nếu không có chồng, làm sao biết được làm mẹ chính là nuôi dưỡng hạnh phúc lớn dần lên trong bụng mỗi ngày?

Ch mang theo cm xúc tích cc và biết ơn trong sut thai k. Để làm được điu đó, ch đã có s chun b như thế nào?

- Đối với tôi, làm mẹ là một nhiệm vụ cần suy nghĩ thật kỹ, cần chuẩn bị và có kế hoạch. Tôi không chọn lựa sự ngẫu hứng, mang thai rồi sau đó mọi thứ phải sắp xếp lại nhằm tránh sự lúng túng và thậm chí là rối tung.

Sau khi yêu, tôi dành thêm một năm để suy nghĩ, mặc dù tôi cực kỳ yêu thích trẻ con nhưng tôi chờ đợi đến thời điểm đủ cơ duyên để gặp như định mệnh và yêu sâu sắc một người đàn ông. Nhất định chỉ là anh ấy, mới đúng là người bố mà tôi mong đợi cho các con.

Ngoài ra, trước khi mang thai nửa năm, tôi tập trung nhiều thời gian cho việc đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan; rèn luyện sức khoẻ và ưu tiên chú trọng hơn về dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh đóng chai và thức uống có cồn; tiêm phòng vắc xin để phòng tránh các bệnh cảm cúm, sởi, thuỷ đậu, rubella, bên cạnh đó bổ sung một số vitamin tổng hợp.

Đặc biệt, tôi làm việc với năng suất cao hơn để có khoảng thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng khi mang thai. Tôi không chọn đồng hành cùng áp lực và căng thẳng của công việc suốt 9 tháng 10 ngày.

Bởi vì, mang thai là đặc ân nên cần trân trọng và hãy tận hưởng. Tuy có sự chuẩn bị như vậy, nhưng cảm giác khi biết mình có em bé vẫn rất hồi hộp và vỡ oà bất ngờ. Đúng là một món quà vô giá!

đã có s chun b k lưỡng nhưng nhng vn đề như di chuyn khó khăn, thèm ăn và hàng lot biến đổi cơ th khi ph n mang thai, ch đã đối din vi chúng ra sao?

- Thực ra phải mang thai mới biết được chính xác mình sẽ phải trải qua những gì. Cơ thể mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau, mệt nhọc của ốm nghén cũng không giống nhau hoàn toàn. May mắn, tôi có một thai kỳ khoẻ mạnh, vẫn có thể đi lại nhanh nhẹn đến những ngày gần sinh, ăn ngủ cũng tốt nên tăng cân đều đặn. Nhưng tôi cũng phải đối diện với một số thay đổi như bị rạn da bụng, đau hông một số ngày, đau dạ dày do trào ngược, có một giai đoạn ngắn thì bị nôn, chóng mặt như say xe, ngứa do khô da mùa đông...

Do có tìm hiểu trước nên tôi cũng không quá lo lắng hay kêu than gì. Tôi đón nhận các thay đổi mỗi ngày của cơ thể và cố gắng chấp nhận. Mọi thứ đều không dễ dàng và cần đánh đổi. Nhưng đổi lấy sức khoẻ và sự lớn lên từng tuần của em bé, thì đó là hạnh phúc to lớn mà có thể bỏ qua những mệt nhọc khó chịu khác.

Ch tng chia s, mang thai cũng là ôm theo bên mình mi ngày nhng ni lo không phi ai cũng hiu. Đó là nhng ni lo như thế nào?

- Mong rằng người chồng nào cũng có thể thấu hiểu để sẻ chia với những người vợ khi họ mang thai, bởi vì không chỉ thay đổi cơ thể, thay đổi hormone, thay đổi từ làn da mái tóc mà mang thai còn là rất nhiều đau mỏi nặng nề và cả nặng trĩu lo âu. Một thai kỳ luôn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro, thậm chí là cả những bất trắc, mất mát.

Người mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng vừa lo lắng suốt 40 tuần thai cho đến khi có thể yên tâm đã mẹ tròn con vuông. Vậy nên, từ lúc chờ đợi một nhịp tim bắt đầu vang lên, trải qua những xét nghiệm sàng lọc dị tật, đi hết những ngày siêu âm cột mốc, mong những cú đạp, cảm nhận sự trườn xoay, hồi hộp với cơn co, nín thở từng cơn gò... người phụ nữ có thể lạc quan, có thể hy vọng, có thể luôn mong chờ những điều tốt đẹp nhất, nhưng thật khó để tự tin tuyệt đối. Vừa mang thai vừa cầu nguyện cũng không phải là nói quá!

Tuy đó là cm giác không phi ai cũng hiu nhưng bên cnh ch luôn có người chng. Chng và nhng người xung quanh đã giúp đỡ ch như thế nào trong chng đường chun b đón thiên thn ca mình?

- Thực sự từ lúc mang thai, tôi cảm nhận chồng yêu thương mình hơn, khác với tình yêu say mê nồng nhiệt khi đang yêu đương hẹn hò. Vì chia sẻ với nhau từ chuyện bé đến lớn mỗi ngày, nên mang thai, chồng tôi chỉ không trực tiếp trải nghiệm nhưng biết hết từ việc cỏn con tôi bị rạn da thế nào, tăng bao nhiêu cân từng tháng, hôm nay ăn gì bị nôn, giờ nào thì chóng mặt..

Mặc dù, chồng tôi bận việc nhưng anh ấy luôn dành thời gian đồng hành và theo sát tôi trên hành trình này. Mỗi ngày, tôi kể cho anh ấy nghe nhiều câu chuyện, những điều tôi và em bé trải qua… Chưa bao giờ khái niệm “bình thường” lại trở nên đặc biệt với chúng tôi như vậy.

 Tôi vừa có em bé, vừa có chồng, có cả gia đình nên không hề cô đơn, bao nhiêu phiền phức mệt nhọc cũng giảm tải đi khá nhiều. Có thể chồng tôi không có thời gian mua thứ này thứ khác cho vợ ăn đêm, nhưng tôi không hề giận dỗi gì mà ngược lại, tôi còn thấy rất vui vẻ vì bữa tối có thể tự tay nấu ăn cho chồng.

Tôi quen với tự lập nên trong suốt quá trình mang thai, tôi vẫn đủ sức khoẻ để làm việc, theo đuổi các sở thích riêng, theo các lớp học nhảy, học đàn, spa chăm sóc bầu thường xuyên, dưỡng tóc hàng tuần và vẫn đi siêu thị, nấu ăn mỗi tối, làm một số việc nhà...

Nhưng nhờ có tình yêu thương và chồng luôn đồng cảm, chia sẻ, từ những chuyện vụn vặt be bé đến những lúc lo lắng, bất an nên tôi không hề cảm thấy mệt nhọc trong thời gian ốm nghén.

Theo dõi trang các nhân ca ch, tôi thy ch trm hơn sau khi ly chng và sut quá trình mang thai. Thm chí, nhng tháng cui cùng ca thai k, mi người mi biết ch có bu. Có lý do gì khiến ch tr nên như vy? Phi chăng ch tn hưởng thai k ít người biết nhưng cc kì thoi mái?

- Mang thai với tôi giống như việc ôm chặt lấy một hộp quà đợi đủ tháng đủ ngày háo hức mở ra vậy. Mà đã là hộp quà thì càng bí mật càng nên, ít nhất không phải áp lực với nhiều người khác, khi họ tò mò, hoặc quan tâm thái quá, sai lúc.

Chẳng hạn, khi càng nhiều người biết về sự xuất hiện của món quà, họ sẽ muốn biết món quà như thế nào, mỗi ngày ra sao, cách giữ món quà mỗi người lại chia sẻ mỗi khác, thậm chí nhiều người sẽ áp đặt người mẹ phải thế này thế kia mới tốt cho con... Trong khi đương nhiên người mẹ phải biết thế nào là tốt nhất cho con của mình.

Tâm lý là yếu tố vô cùng quan trọng, tâm lý ổn định, thăng bằng sẽ cùng với sự chăm lo sức khoẻ từ ăn uống, ngủ nghỉ, bổ sung vitamin dinh dưỡng để đảm bảo có được một thai kỳ khoẻ mạnh. Nếu tinh thần của mẹ vui vẻ, thoải mái thì những đau nhức cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Có l cũng để tránh s trm cm mà nhiu ph n mang thai và sau sinh mc phi, ch ít chia s trên mng xã hi

- Khi bạn chia sẻ đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận sự quan tâm đúng cách và không đúng cách từ mọi người. Rõ ràng, khi đó, chúng ta đã cho họ cơ hội can thiệp vào cuộc sống của mình. Chính vì vậy, những tháng cuối của thai kỳ, tôi mới bắt đầu chia sẻ.

Là mt người làm vic và cng hiến hết mình, khong thi gian mang thai, ch đã phi đối mt vi nhng khng hong gì khi có nhng lúc khó có th tp trung vào công vic được?

- Từ khi muốn có em bé trong suy nghĩ thì ngay sau đó tôi đã lên một lịch làm việc dày đặc, cũng coi như là làm bù để có thể có những ngày được giãn ra khi mang thai, nếu như sức khoẻ quá đuối hoặc cần được nghỉ ngơi. Vì thế, mang thai tôi không hề có áp lực, stress hay rắc rối nào từ công việc.

Mọi thứ được chuẩn bị từ trước từ tài chính đến tinh thần nên không có bất cứ điều gì là khủng hoảng. Tôi chỉ tập trung cho sức khoẻ thôi. Tất nhiên, vừa mang thai vừa muốn tập trung công việc rất khó nên tôi cũng phải từ chối một số dự án lớn.

Tôi nghĩ rằng, phụ nữ cầu tiến có rất nhiều cơ hội công việc để nắm bắt và nỗ lực, nhưng trong đời không có quá nhiều lần mang thai nên tôi không muốn ít nhất 9 tháng 10 ngày dành cho con, lại luôn lại bị âu lo quá nhiều vì công việc.

Hành trình mang thai ca ch đồng hành vi hành trình theo đui đam mê và hành trình trưởng thành và tìm kiếm hnh phúc như thế nào?

- Có một câu nói thế này, một cô gái trẻ muốn trưởng thành nhanh nhất hãy lấy chồng và sinh con. Tôi cho rằng, đối với một cô gái quá trẻ, chẳng hạn 20, 22 tuổi, thậm chí nhiều người chỉ mới biết mỗi cổng nhà cha mẹ và cổng trường, còn chưa va chạm nhiều với cuộc đời, chưa rời đi đâu xa hơn, nữa là từng trải mọi thứ, vậy nên hãy cho họ thời gian để thích ứng với cuộc sống gia đình mới - là gia đình chồng, hãy cho cô ấy thời gian để học hỏi và tìm hiểu về hôn nhân thay vì đòi hỏi yêu cầu cô ấy phải vẹn tròn mọi thứ từ đầu.

Còn khi chính thức làm mẹ, trên vai người phụ nữ đã phải là trách nhiệm với con, họ buộc phải trưởng thành, để biết chăm lo, thu xếp, phải biết tính toán, phải đủ kiến thức... Còn tôi, đương nhiên cũng vậy, hành trình mang thai luôn đồng hành với hành trình trưởng thành, tìm tòi học hỏi mỗi ngày, không ai là một bà mẹ 100% hoàn hảo nhưng mình tin chắc ai cũng muốn trở thành một bà mẹ tốt nhất.

Để làm được điều đó, mỗi người phụ nữ cần phải cố gắng không ít. Mang thai với tôi là hạnh phúc. Vì thế, từ khi có em bé, hạnh phúc là thứ không cần tìm kiếm xa xôi nữa. Ngoài ra, không phải có con, thì người mẹ phải từ bỏ mọi thứ, quan trọng là khả năng sắp xếp, ưu tiên con, nhưng cũng không cần chôn vùi đam mê.

Phụ nữ sống mà không có đam mê, có lẽ sẽ có rất nhiều lúc buồn tẻ. Trong khi những đứa con rồi sẽ lớn, sẽ bay cao, sẽ bay xa trên bầu trời chinh phục đam mê của riêng chúng.

Xin cảm ơn những chia sẻ của chị! Chúc chị có một ngày 8/3 đầu tiên trong vai trò làm mẹ ý nghĩa! 

footer

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO