Báo Điện tử Gia đình Mới

Mẹo đơn giản giúp mẹ từ chối người lạ bế con ngày Tết

Đôi khi người lạ, thậm chí người quen hút thuốc hay uống rượu đòi bế, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Làm cách nào để từ chối khéo léo mà không gây khó xử cho tất cả?

Ngày Tết là dịp gia đình gặp gỡ bạn bè, người thân. Nhìn thấy em bé, hẳn bất cứ người lớn nào cũng muốn đòi bế, cưng nựng.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào bạn cũng sẵn sàng để người ngoài bế con.

Ví dụ trường hợp ông anh,  chú bác vừa hút thuốc, người vẫn dính đầy mùi, hay một số người uống rượu, bản thân còn đứng không vững nhưng lại đòi bế cháu.

Không chỉ thế, trên thế giới đã xảy ra trường hợp nhiều em bé để người lạ thơm dẫn tới mắc một số bệnh.

Vì vậy, việc để người khác bế và có biểu hiện thân mật với các em bé, đặc biệt với trẻ sơ sinh là một việc rất quen thuộc nhưng lại khá nhạy cảm, có thể gây tác hại tới sức khỏe của trẻ.

Là người cha, người mẹ, phải từ chối thế nào để không mất lòng người đối diện, làm mất không khí vui vẻ của ngày Tết và bản thân không mang tiếng khó tính?

Dưới đây là vài cách đơn giản mà mẹ nào cũng có thể áp dụng:

1. Lấy lý do bé phải thay bỉm, uống sữa

Có thể lấy lý do để em bé uống sữa, con đã đến giờ đói, hoặc khóc vì buồn ngủ để khoái thác việc để người khác bế.

 Có thể nhân cơ hội khi bé tỏ thái độ không vừa ý, hoặc kêu lên để lấy cớ là con đến giờ buồn ngủ hoặc đói nên quấy, phải lập tức cho con ăn hoặc ngủ.

Mẹ cũng có thể lấy cớ bỉm đầy nên con khóc vì khóc chịu để tránh đưa con cho người khác bế.

Empty

2. Lấy “nhược điểm” của bé làm lý do

Nếu con hơi xụt xịt có thể có thể giải thích con đang bệnh nhẹ, sợ lây cho người bế.

Nếu người thân vẫn nhiệt tình đòi bế thì có thể lấy lý do con đang dễ trớ, hay đang đi ngoài, có thể làm bẩn quần áo của người bế.

Như vậy vừa có lý do từ chối, mà lại cho thấy mẹ là người thận trọng, sợ đẩy mọi người vào tình huống khó xử.

Trong nhiều trường hợp cũng có thể mượn cớ con nặng, quá nghịch, sẽ làm người bế mỏi tay, hoặc có thể gây nguy hiểm. 

Empty

3. Nhờ cậy người thứ ba

Người thứ ba bao giờ cũng mang tiếng nói khách quan và dễ giải quyết tình huống hơn người trong cuộc, nhất là khi đó là người lớn tuổi trong nhà.

Bạn có thể nhờ trước bố hoặc mẹ chồng. Giải thích với ông bà việc em bé sức đề kháng đang kém, nhiều người bế có thể lây ốm.

Nhờ vậy, nếu có ai đòi bế mà không muốn, ông bà hoàn toàn có thể là người “giải cứu”.

Bên cạnh đó, cũng có thể mượn tay người thứ ba để từ chối khéo người lạ bế bé.

Ví dụ bạn có thể bảo em bé chỉ bám bà, theo người khác lại khóc, bác cứ ngồi chơi, bà đang rỗi để nhờ bà bế. 

Empty

Việc người lạ bế trẻ tưởng chừng đơn giản, lại có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho con trẻ.

Tuy nhiên từ chối khéo léo không phải là việc quá khó mà mỗi mẹ có thể tùy hoàn cảnh đưa ra hướng giải pháp thích hợp.

Như vậy, vừa không làm mất đi ý tốt của người muốn bế bé, mà hình ảnh của bản thân người mẹ cũng trở nên hòa nhã, khéo léo, khiến ngày Tết không bị mất đi hòa khí mà vẫn diễn ra vui vẻ.

Bảo Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO