Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Làm gì để hạn chế tử vong khi bị chó cắn?

Vết thương chó cắn thường là vết thương bẩn có chứa rất nhiều vi khuẩn. Vậy nên, khi bị chó căn cần sơ cứu rửa sạch ngay vết thương để hạn chế tử vong.

  Sức khỏe bé K. đã ổn định nhưng bé vẫn còn sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ

Sức khỏe bé K. đã ổn định nhưng bé vẫn còn sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ

  Các bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với chó để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ảnh minh họa

Các bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với chó để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ảnh minh họa

ThS.BS Đỗ Thị Ngọc Linh, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết, từ đầu năm 2019 đến ngay khoa đã tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân bị chó cắn vào cấp cứu.

Đa phần các trường hợp bị chó cắn là trẻ nhỏ, trong đó có những bệnh nhi bị chấn thương nặng bị chó căn rơi nhãn cầu ra ngoài, mất mũi, mất bộ phận sinh dục… thậm chí đã có trẻ bị tử vong do mất máu quá nhiều.

Để tránh những trường hợp chó cắn đáng tiếc tiếp tục xảy ra, bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với chó lạ, đối với chó nhà đặc biệt là chó đẻ cần phải nhổ trong chuồng, khi thả phải rọ mõm.

Theo bác sĩ Linh trong trường hợp bị chó cắn việc làm đầu tiên đối với vết thưởng nhỏ cần phải rửa sạch bằng xà phòng. Do vết thương chó cắn thường là vết thương bẩn có chứa rất nhiều vi khuẩn, rửa sạch ngay vết thương sẽ tránh được vi khuẩn nhân lên gây bệnh.

Sau khi sơ cứu vết thường xong, nếu chó nhà chưa được tiêm phòng dại thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm phòng.

“Với trường hợp vết thương chó căn chảy nhiều máu thì cần phải dùng băng gạt vô khuẩn ép và băng chặt. Nếu không có băng gạt thì cần phải dùng vải băng bó cầm máu để máu dừng chảy.

Vì đa phần trẻ bị tử vong do chó cắn gần đây là do mất máu. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất”, bác sĩ Linh lưu ý.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người bị động vật như chó, mèo tấn công bên cạnh tổn thương ngoài da còn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại.

Sau khoảng 10 ngày nếu con chó đó ốm rồi chết, bị giết hoặc chạy mất, người bị cắn cần ngay lập tức đi tiêm phòng. Trường hợp “thủ phạm” vẫn sống khỏe mạnh thì người bị cắn không bị mắc bệnh.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO