Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mắc hội chứng ruột kích thích, nhất định không nên nhầm với 5 bệnh sau

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh mãn tính ở đường ruột, thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự. Chính vì sự nhầm lẫn này mà nhiều người chữa bệnh mãi không khỏi, gặp nhiều biến chứng do điều trị sai hướng.

Nội soi tiêu hóa - một biện pháp để phát hiện bệnh nhân mắc viêm đại tràng hay chứng ruột kích thích

Nội soi tiêu hóa - một biện pháp để phát hiện bệnh nhân mắc viêm đại tràng hay chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (tên tiếng Anh, viết tắt: IBS) là một rối loạn tiêu hóa gây khó chịu ở bụng, đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có tình trạng lúc lỏng lúc táo hoặc lẫn lộn, xen kẽ. Các triệu chứng của bệnh này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa như:

1. Nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng mạn tính

Nhiều người mắc IBS nhưng nhầm tưởng mình bị viêm đại tràng. Hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Ở hội chứng ruột kích thích, người mắc có rối loạn về đường ruột nhưng không có tổn thương về thực thể.

Người bệnh có thể đi thăm khám nhiều lần, thậm chí nội soi tiêu hóa nhưng không thấy có tổn thương cụ thể nào. Nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích tự miêu tả là “đau như giả vờ” vì lúc đau quặn, lúc lại hoàn toàn bình thường.

Trong khi đó, bệnh viêm đại tràng mạn tính là khi người bệnh bị tổn thương ở một vị trí cụ thể của đại tràng, như viêm, loét, xung huyết. Có thể phát hiện ra tình trạng đại tràng bị viêm khi nội soi.

Tình trạng viêm có thể được giảm bớt nhờ điều trị bằng các thuốc chống viêm, kháng sinh. Nếu để tình trạng viêm lâu ngày không điều trị, có thể dẫn đến bị ung thư đại tràng.

2. Nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy thường bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa do cùng chung triệu chứng đi ngoài nhiều, đi ngoài phân sống, bụng đầy...

Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ nhất là rối loạn tiêu hóa diễn ra trong thời gian ngắn, sau khi bạn ăn phải một thực phẩm nhiễm khuẩn. Gình trạng này sẽ kết thúc khi cơ thể đã bài tiết hết độc tố.

Trong khi đó IBS kéo dài, có lúc bạn bị đau dữ dội, có lúc không thấy triệu chứng, nhưng bệnh không khỏi hẳn.

Chứng ruột kích thích có thể bị nhầm với bệnh táo bón

Chứng ruột kích thích có thể bị nhầm với bệnh táo bón

3. Nhầm lẫn với bệnh táo bón

Hội chứng ruột kích thích thể táo bón có thể nhầm lẫn với bệnh táo bón. Tuy nhiên, người bị táo bón đơn thuần không có những cơn đau quặn như hội chứng ruột kích thích.

Bệnh táo bón trầm trọng hơn khi bạn bị căng thẳng, nhưng không có những cơn đau bụng dữ dội gắn liền, xuất hiện ngay khi bị stress như với hội chứng ruột kích thích.

Tại sao lại xảy ra sự co thắt của đại tràng?

Đại tràng là nơi tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non chuyển xuống. Nó có nhiệm vụ hấp thu nốt muối khoáng và nước rồi đẩy phân ra ngoài.

Do bị co thắt quá nhiều, đại tràng chưa tái hấp thu lượng nước phù hợp từ phân đã đẩy phân ra ngoài dẫn đến tình trạng phân lỏng, không thành khuôn. Hoặc ngược lại, đại tràng co thắt chậm, dẫn đến tình trạng táo bón.

4. Nhầm lẫn với bất dung nạp lactose

Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy có thể bị nhầm lẫn với bất dung nạp lactose, tuy nhiên đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa và các sản phẩm từ sữa và được tiêu hóa trong ruột nhờ sự trợ giúp của men lactase. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể sẽ không dung nạp được lactose. Hệ quả là bị chướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống. Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng thường tùy thuộc vào lượng lastose ăn vào nhiều hay ít…

Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, dù trước đó bạn vẫn duy trì chế độ ăn uống thông thường.

Có những nguyên nhân cụ thể dẫn đến bất dung nạp lactose, tuy nhiên với chứng ruột kích thích, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể mà mới chỉ là những giả định.

Hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh liên tục muốn đi ngoài, dù chế độ ăn uống trước đó có thể không có gì thay đổi

Hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh liên tục muốn đi ngoài, dù chế độ ăn uống trước đó có thể không có gì thay đổi

5. Nhầm lẫn với bệnh ung thư đại tràng, ung thư ruột

Nhiều người vô cùng lo lắng vì nghĩ rằng các triệu chứng đau quặn bụng, đi ngoài liên tục,... là dấu hiệu của một căn bệnh hiểm nghèo như ung thư đại tràng, ung thư ruột.

Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích hoàn toàn không phải là ung thư và cũng không dẫn đến bệnh ung thư. 

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh mãn tính, do tình trạng dễ kích thích của đại tràng. Để đẩy lùi hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân cần kết hợp giữa uống thuốc theo đơn của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động.

Đặc biệt, giảm tối đa tình trạng căng thẳng sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán đúng bệnh, không nhầm lẫn với các bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags: