Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mỗi lần lọc thận dùng 120 lít nước, bệnh nhân gặp nguy cơ gì nếu nguồn nước không tốt?

Trung bình 15 - 20% mẫu nước và dịch lọc trong chạy thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng. Nguyên nhân chủ yếu do chưa tuân thủ đúng các quy trình sát trùng hệ thống xử lý nước.

  Bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện ĐK Nông Nghiệp bằng hệ thống máy thận - nước RO - dịch lọc trung tâm trong lọc máu

Bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện ĐK Nông Nghiệp bằng hệ thống máy thận - nước RO - dịch lọc trung tâm trong lọc máu

15 - 20% mẫu nước và dịch lọc trong chạy thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng

Tại hội thảo khoa học an toàn trong thận nhân tạo "Ứng dụng nước RO - dịch lọc trung tâm" do Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp tổ chức, GS Nguyễn Nguyên Khôi chia sẻ, chi phí chạy thận nhân tạo ở Việt Nam hiện mới chỉ bằng 50% mức thấp nhất của thế giới nên chất lượng chạy thận nhân tạo ở nhiều cơ sở y tế còn những hạn chế.

Quá trình lọc thận nhân tạo dễ xảy ra tai biến nếu không kiểm soát tốt. Đặc biệt, bệnh nhân chạy thận dễ bị sốc nếu nước và dịch không đảm bảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cũng chia sẻ, nước và dịch có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chạy thận nhân tạo.

Mỗi lần lọc thận trong khoảng 4 giờ, máu bệnh nhân phải tiếp xúc với khoảng 120 lít nước dịch lọc, trong khi người bình thường mỗi ngày máu chỉ tiếp xúc với 2 lít nước (ít hơn 60 lần).

Nước và dịch không bảo đảm không chỉ ảnh hưởng đến quá trình chạy thận mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Bệnh nhân có thể gặp phải những phản ứng như sốt, rét run, buồn nôn, tụt huyết áp, đau cơ…, lâu dài sẽ bị suy giảm miễn dịch, xơ vữa mạch máu…

Nước và dịch lọc máu có thể có nguy cơ nhiễm các nhóm hóa chất gồm hóa chất có độc tính (nhôm, đồng, chì, kẽm, nitrate...); chất điện giải có trong thành phần dịch lọc; các nguyên tố vi lượng vô cơ, hợp chất hữu cơ, chất sát trùng, bảo quản và chất phóng xạ.

Theo bác sĩ Dũng, trung bình 15 - 20% mẫu nước và dịch lọc trong chạy thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng. Nguyên nhân chủ yếu do chưa tuân thủ đúng các quy trình sát trùng hệ thống xử lý nước, máy thận và hệ thống ống phân phối nước. Vi khuẩn phát triển trong dịch lọc máu chủ yếu thuốc nhóm gram âm, đôi khi có thể tìm thấy nấm.

  Để đảm bảo an toàn trong lọc thận nhân tạo, các bệnh viện cần phải có người chuyên trách về hệ thống xử lý nước, dịch lọc

Để đảm bảo an toàn trong lọc thận nhân tạo, các bệnh viện cần phải có người chuyên trách về hệ thống xử lý nước, dịch lọc

Cần làm gì để nguồn nước đảm bảo?

Để đảm bảo an toàn trong lọc thận nhân tạo, các bệnh viện cần phải có người chuyên trách về hệ thống xử lý nước và người này cần được đào tạo liên tục. Cùng đó, định kỳ thử test nước và dịch lọc tại các vị trí quy định, định kỳ khử khuẩn hệ thống ống dẫn nước, ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi.

Trong lịch sử lọc máu ở nước ta đã xảy ra nhiều vụ tai biến nghiêm trọng, thậm chí có những tai biến gây chết nhiều người bệnh như sự cố xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cách đây chưa lâu mà nguyên nhân cũng liên quan đến nước và dịch.

Do đó, theo PGS.TS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện ĐK Nông Nghiệp, việc đầu tư trang thiết bị hiện hại và đồng bộ hóa những quy trình hệ thống lọc máu là giải pháp quan trọng để giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro, tai biến cho bệnh nhân, giảm chất thải ra môi trường và giảm nhân lực.

  PGS.TS Hà Hữu Tùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp phát biểu tại hội nghị

PGS.TS Hà Hữu Tùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp phát biểu tại hội nghị

Tại Bệnh viện Nông Nghiệp, khoa Thận niệu Lọc thận nhân tạo hiện đang quản lý điều trị cho gần 200 bệnh nhân suy thận mạn tại các địa phương Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương…

Dù đã triển khai lọc thận 15 năm nay, nhưng trong quá trình triển khai đã từng có những vấn đề nhiễm khuẩn. Do đó, nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện mới tiến hành đầu tư đồng bộ hệ thống máy thận - nước RO - dịch lọc trung tâm trong lọc máu.

Đây là 1 trong 3 cơ sở y tế ở miền Bắc đồng bộ được hệ thống máy thận – nước RO – dịch lọc trung tâm trong lọc máu, cũng là bệnh viện đầu tiên tự bỏ chi phí để đầu tư xây dựng được hệ thống pha dịch trung tâm, nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO