Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mua cá chép sống hay cá giấy cúng ông Công ông Táo?

Cúng Ông Công ông Táo nên cúng thế nào cho đúng? Mua cá chép sống hay cá giấy cúng ông Công ông Táo?

Cúng ông Công ông Táo nét đẹp trong văn hóa người Việt

23 tháng Chạp là thời điểm nhà nhà sum họp tổ chức dọn dẹp nhà cửa và sắm lễ cúng ông Công ông Táo về chầu Ngọc Hoàng thượng đế. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày 23 tháng Chạp sẽ là ngày Táo quân cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng công việc suốt một năm qua, vì thế mà có tục cúng và thả cá chép tiễn ông Táo về trời.

Hằng năm, cứ đến ngày 23, các gia đình lại mua cá chép để cúng ông Công ông Táo. Sau lễ, người ta đem thả cá ra ao, hồ, sông suối để phóng sinh. Hiện nay, nhiều gia đình đã lựa chọn cúng cá chép giấy thay thế cho cá chép thật. Vậy nên mua cá chép sống hay cá giấy cúng ông Công ông Táo?

mua-ca-chep-song-hay-ca-giay-cung-ong-cong-ong-tao

Thay vì chọn cá chép sống nhiều gia đình mua cá chép giấy làm lễ cúng ông Công ông Táo

Mua cá chép sống hay cá giấy cúng ông Công ông Táo?

Rất nhiều gia đình lựa chọn cá chép bằng giấy để cúng tiễn ông Táo thay vì chọn cá chép còn sống. Theo Giáo sư Ngô Đức Thinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, việc người dân sử dụng cá chép giấy để thay thế cá chép thật trong lễ vật cúng tiễn là không sai. Tuy nhiên, nên cúng cá chép thật để cúng rồi thả phóng sinh sẽ có ý nghĩa hơn.

Bởi thực tế, việc thả phóng sinh cá chép ngoài ý nghĩa đưa ông Táo bay về trời thì phóng sinh theo quan niệm dân gian còn thể hiện sự từ bi của nhà Phật. Theo triết lý của nhà Phật tất cả muôn loài, kể cả con người đều cùng chung một bản thể, cội nguồn.

mua-ca-chep-song-hay-ca-giay-cung-ong-cong-ong-tao1
Cá chép sống hoặc cá chép giấy là lễ vật không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ông Táo
Tại sao lại chọn cá chép làm lễ vật trên mâm cúng ông Công ông Táo?

Có thể bạn chưa biết, cá chép vàng vốn là loài động vật vốn sống ở thiên đình. Tuy nhiên, do phạm lỗi nên đã bị Ngọc Hoàng đầy xuống trần gian để tu hành và chuộc lại lỗi lầm của mình gây ra. Sau khi tu thành chính quả, cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên trời.

Ông Táo là do Thượng đế phái xuống trần gian để theo dõi loài người xem ai Thiện ai Ác. Và ngày 23 tháng chạp hằng năm Táo quân sẽ bay về trời để tâu với Ngọc Hoàng mọi chuyện diễn ra trong năm đến đêm Giao thừa ông mới bay trở về. Tuy nhiên, để bay lên trời ông Táo phải nhờ đến cá chép đưa đi.

Vì thế mà người ta thường cúng cá chép còn sống với ngụ ý cá chép hóa rồng. Sau khi làm lễ gia chủ hóa vàng mã rồi phóng sinh cá chép ra sông, suối, ao hồ để ông bà Táo quân có phương tiện về trời.

Lễ cúng ông Công ông Táo phải làm trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp hoặc nếu điều kiện không cho phép gia chủ có thể cúng trước 1 – 2 ngày.

Xem thêm:

H.G/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO