Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì?

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật cửa miệng được phật tử, người dân thường xuyên nhắc đến. Vậy Nam mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì? Câu chú này có tác dụng gì?

A Di Đà Phật có nghĩa là gì?

Trong Phật giáo, Nam Mô A Di Đà Phật được gọi là Lục tự Hồng danh (Danh lớn 6 chữ). Sáu chữ này lưu truyền rộng rãi, có sức ảnh hưởng sâu rộng. Ý nghĩa câu Nam Mô A Di Đà Phật như sau:

  • Nam Mô: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.
  • A: Có nghĩa là Vô, Không
  • Di Đà: Nghĩa là lượng
  • Phật: Người Giác ngộ

Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng.

Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì? 0

Kỳ thực Nam Mô A Di Đà Phật còn biểu thị sự tôn kính đối với Phật, Bồ Tát, như trong câu “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.

Niệm A Di Đà Phật có tác dụng gì? 

A Di Đà Phật là một vị Phật (tiếng Phạn là Amitābha), Ngài còn có danh hiệu là Vô Lượng Phật, Vô Lượng Quang Phật, Vô Lượng Thọ Phật, là một trong các vị Phật quan trọng nhất trong Phật giáo.

Phật A Di Đà là giáo chủ của Thế giới Tây phương Cực Lạc, là thế giới mà Ngài kiến lập. Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của Thế giới Ta Bà, tức là thế giới có chúng ta đang sinh sống.

Niệm Phật A Di Đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực và đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài: "Nam mô A di đà Phật". Để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những khổ đau cho mình và những người chung quanh trong cuộc sống mỗi ngày.

Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì? 1

Mặt khác, nó còn tự đưa mình hướng vào trong việc chuyển hóa những ý nghĩ, hành động và lời nói của chính mình. Theo chiều hướng thiện lành qua bốn mươi tám lời nguyện này, để đạt được tự tánh thanh tịnh của bản thân.

Phương pháp tu đơn giản này cũng là phương tiện hữu hiệu giúp cho sự tự lực của chính mình thoát khỏi những hố sâu của tội lỗi, bằng việc tự chánh niệm.

Bởi vì chánh niệm là ánh sáng tỉnh thức để giúp cho tâm: thấy, biết, nhận định được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống. Bằng cách biết sống đạo đức, qua bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả sẵn có trong lòng mỗi người.

  • Niệm Phật giúp làm giảm các cảm xúc tiêu cực như: Tức giận, thù hận hay chấp trước
  • Niệm Phật giúp làm giảm sự thèm khát, tham lam và thay vào đó là nuôi dưỡng Bồ đề tâm để giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi đau khổ
  • Niệm Phật là một hình thức chánh niệm giúp chúng ta sống tích cực trong khoảnh khắc hiện tại
  • Niệm Phật là một liệu pháp trấn an tâm lý tuyệt vời
  • Niệm Phật tạo niềm hy vọng, giúp chúng ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong tương lai
  • Niệm Phật như một lời nhắc nhở chúng ta là con của Phật, từ đó chúng ta phải suy nghĩ và hành động theo những lời dạy của Phật.

Cách niệm A Di Đà Phật

Để niệm Phật đúng cách, chúng ta phải coi đó như một lời nhắc nhở chúng ta là con của Phật, phải suy nghĩ và hành động theo lời dạy của Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì? 2

Tịnh độ tông đã phát triển một hệ thống mạnh mẽ và chặt chẽ để giúp chúng ta thực hành những điều kiện dưới đây:

  • Tích lũy công đức lớn
  • Nghiền ngẫm giáo pháp của Phật để phát triển trí tuệ
  • Thực hành giáo pháp để giải thoát khỏi mọi tạp chất gây ra đau khổ
  • Phát tâm Bồ đề hướng dẫn nhiều người vào con đường tu tập chân chính để tất cả đều được hưởng hạnh phúc lâu dài
  • Niệm Phật nhất tâm bất loạn

Niệm Phật nhất tâm bất loạn, chúng ta phải đạt trạng thái tĩnh lặng của tâm. Muốn đạt trạng thái đó chúng ta phát tâm Bồ đề mong muốn giác ngộ để giải thoát khỏi phiền não và giúp đỡ chúng sinh.

Để giác ngộ chúng ta phải hiểu và thực hành các giáo pháp của Phật. Làm nhiều việc thiện để tích lũy công đức, thường xuyên thực hành thiền để giảm dần các cảm xúc tiêu cực.

Thích An Nhiên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO